Vay Cầm Cố Sổ Tiết Kiệm Online Acb

Vay Cầm Cố Sổ Tiết Kiệm Online Acb

Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định về tài sản bảo đảm như sau:

Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định về tài sản bảo đảm như sau:

Bảo đảm bằng sổ tiết kiệm, tiền gửi tiết kiệm là cầm cố hay thế chấp?

Căn cứ theo Điều 390 và Điều 317 Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 về hình thức cầm cố tài sản:

Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Căn cứ Điều 317 Bộ luật Dân sự về hình thức thế chấp tài sản:

1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).

2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.

Có thể thấy, cả hai hình thức bảo đảm này đều có điểm tương đồng là dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, tuy nhiên, sự khác nhau cơ bản giữa cầm cố và thế chấp tài sản là có hay không có sự chuyển giao tài sản giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm.

Vậy đối với vấn đề bảo đảm bằng sổ tiết kiệm, tiền gửi tiết kiệm là cầm cố hay thế chấp, tác giả cho rằng việc xác định một phần phụ thuộc vào việc tiền gửi tiết kiệm được chỉ định tại sổ tiết kiệm đó được gửi tại tổ chức tín dụng nào và bên nhận bảo đảm là chủ thể nào.

Trường hợp khách hàng gửi tiền gửi tiết kiệm tại một tổ chức tín dụng và cũng sử dụng chính tiền gửi tiết kiệm đó để vay tại tổ chức tín dụng đó, thì có thể xem đây là cầm cố tài sản do tổ chức tín dụng đó đã thực tế “được giao”, “kiểm soát” và phong tỏa tiền gửi tiết kiệm đó nhằm bảo đảm việc khách hàng thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

Tuy nhiên, trường hợp một chủ thể khác là bên nhận bảo đảm và không thực tế có quyền kiểm soát tài khoản đó, hình thức bảo đảm này có thể sẽ được xem là “thế chấp” tài sản do bên nhận bảo đảm chưa được “giao” tài sản bảo đảm, tiền gửi tiết kiệm vẫn đứng tên bên bảo đảm.

Ngoài ra, cũng có một số ý kiến cho rằng phụ thuộc vào việc tổ chức tín dụng có phát hành sổ tiết kiệm vật lý cho khách hàng hay không, do sổ tiết kiệm vật lý cũng được xem là “tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ”.

Vì vậy nếu tiếp cận theo hướng này, việc xác định là “cầm cố” hay “thế chấp” sẽ phụ thuộc vào việc sổ tiết kiệm vật lý có được thực tế chuyển giao cho bên nhận bảo đảm hay không.

Nhìn chung, việc xác định hình thức “cầm cố” hay “thế chấp” sổ tiết kiệm hay tiền gửi tiết kiệm đến nay vẫn chưa có sự thống nhất.

Do có sự khác biệt liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ dân sự theo quy định pháp luật hiện hành, thiết nghĩa cơ quan nhà nước cần ban hành các hướng dẫn chi tiết hơn liên quan đến việc sử dụng sổ tiết kiệm làm tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, nhằm đảm bảo sự thống nhất trong việc vận dụng và áp dụng quy định pháp luật.

Trên đây là thông tin liên quan đến: Bảo đảm bằng sổ tiết kiệm là cầm cố hay thế chấp?

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài

Ban chủ tọa hội thảo gồm PGS.TS Đỗ Văn Đại (Trưởng khoa Luật Dân sự), TS Nguyễn Xuân Quang (Phó Trưởng khoa Luật Dân sự).

Tham gia hội thảo còn có thẩm phán Nguyễn Huy Hoàng (Phó Chánh án TAND quận Gò Vấp), TS Nguyễn Phước Quý Quang (Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Công nghệ Miền Đông), TS Hoàng Thị Việt Anh (Trưởng khoa Luật Đại học Sài Gòn).

PGS.TS Đỗ Văn Đại chủ trì hội nghị. Ảnh: YC

Không đăng ký giao dịch bảo đảm có vô hiệu?

Bàn về giá trị pháp lý của biện pháp bảo đảm không được đăng ký, theo ThS. Huỳnh Quang Thuận khoản 1 Điều 298 BLDS 2015 quy định “việc đăng ký biện pháp bảo đảm là điều kiện để giao dịch bảo đảm có hiệu lực chỉ trong trường hợp luật có quy định”. Như vậy, chỉ khi nào có một văn bản luật cụ thể quy định rằng giao dịch bảo đảm có hiệu lực khi được đăng ký thì việc đăng ký giao dịch bảo đảm mới là điều kiện để giao dịch bảo đảm phát sinh hiệu lực.

Vấn đề đặt ra là, nếu các bên không đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định của luật chuyên ngành thì giao dịch bảo đảm có đương nhiên bị vô hiệu hay không? Theo Th.S Thuận, hiện nay có nhiều quan điểm trái chiều.

TS Nguyễn Xuân Quang phát biểu . Ảnh: YC

Có quan điểm cho rằng BLDS 2015 đã khẳng định việc đăng ký biện pháp bảo đảm là điều kiện để phát sinh hiệu lực của giao dịch bảo đảm nếu luật có quy định. Do đó, trong trường hợp luật chuyên ngành quy định mà các bên không đăng ký biện pháp bảo đảm thì giao dịch bảo đảm đương nhiên không phát sinh hiệu lực. Thế nhưng một số ý kiến lại cho rằng, việc các bên không đăng ký giao dịch bảo đảm không làm mất đi hiệu lực của giao dịch bảo đảm mà chỉ làm mất đi quyền đối kháng với người thứ ba….

Quan điểm cá nhân của ThS. Thuận là ủng hộ cách hiểu theo hướng việc đăng ký biện pháp bảo đảm không ảnh hưởng đến hiệu lực của giao dịch bảo đảm đối với các bên tham gia và chỉ ảnh hưởng đến hiệu lực đối kháng với chủ thể thứ ba.

Bảo đảm bằng sổ tiết kiệm là thế chấp hay cầm cố?

Tại hội thảo ThS. Nguyễn Thị Nga (chuyên viên pháp lý ngân hàng TMCP Á Châu) và TS. Hoàng Thị Việt Anh nêu về việc áp dụng biện pháp bảo đảm cầm cố, thế chấp, bảo lãnh sổ tiết kiệm tại ngân hàng.

Trong một số trường hợp khi sổ tiết kiệm được làm tài sản bảo đảm ở các ngân hàng để vay vốn nhưng người vay vẫn giữ sổ tiết kiệm, ngân hàng chỉ phong tỏa sổ tiết kiệm. Vậy trong trường hợp này sổ tiết kiệm làm tài sản bảo đảm ở ngân hàng được xem là cầm cố hay thế chấp? Vì khi xác định các hình thức bảo đảm khác nhau quyền và nghĩa vụ của các bên sẽ khác nhau.

ThS. Nguyễn Thị Nga  phát biểu. Ảnh: YC

Theo Th.S Nga hiện nay có nhiều luồng ý kiến. Có ý kiến cho rằng với quy định về thế chấp và cầm cố thì 2 biện pháp này chỉ khác nhau ở chỗ là có sự chuyển giao tài sản hay không? Sổ tiết kiệm được sử dụng để làm tài sản bảo đảm nhưng ngân hàng chỉ phong tỏa số tiền còn bên bảo đảm vẫn giữ thẻ tiết kiệm. Như vậy trong trường hợp này không thể là cầm cố sổ tiết kiệm mà phải là thế chấp sổ tiết kiệm.

Có ý kiến lại cho rằng, xét về bản chất dù ngân hàng có cầm sổ tiết kiệm hay không thì tài sản bảo đảm là tiền gửi đó đã bị Ngân hàng phong tỏa. Số tiền gửi chính là tài sản hiện hữu tại thời điểm bảo đảm, đã được ngân hàng phong tỏa nên là tài sản cầm cố...

Th.S Nga cho rằng nếu khách hàng vay tiền tại Ngân hàng và bảo đảm bằng sổ tiết kiệm tại Ngân hàng đã gửi tiền đó thì cho dù khách hàng có giữ sổ tiết kiệm hay không giữ sổ tiết kiệm thì Ngân hàng cũng đã phong tỏa số tiền gửi đó để làm biện pháp bảo đảm, vậy căn cứ Điều 309 BLDS 2015 thì đây là biện pháp cầm cố. Còn nếu khách hàng đem sổ tiết kiệm đi làm biện pháp bảo đảm tại Ngân hàng khác để vay tiền thì đó là biện pháp thế chấp (theo Điều 317 BLDS 2015).

Ký quỹ khi ký hợp đồng với người lao động là sai?

Liên quan đến các công cụ đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của người lao động trong quan hệ lao động, ThS. Đoàn Công Yên nói về một vụ tranh chấp xảy ra trên thực tế. Công ty T. yêu cầu anh N. đóng tiền ký quỹ cho công ty 10.000.000 đồng khi ký HĐLĐ năm 2015. Theo các HĐLĐ đã ký kết, công việc của anh N là nhân viên lái xe chất lượng cao cho công ty.

Có quan điểm cho rằng, việc ký quỹ của anh N trong trường hợp này là nhằm bảo đảm tránh rủi ro đối với tài sản (xe ô tô) mà công ty đã giao cho anh N sử dụng chứ không phải là biện pháp đảm đảm để giao kết, thực hiện HĐLĐ. Do đó, công ty yêu cầu anh N ký quỹ là hợp pháp.

Trái ngược với quan điểm trên, khi xét xử tòa tuyên buộc công ty trả lại cho anh N số tiền trên vì cho rằng công ty đã vi phạm khoản 2 Điều 20 BLLĐ năm 2012 về những hành vi người sử dụng lao động không được làm là “Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động”...