Tour tham quan Di sản văn hóa Thế giới Hoàng Thành Thăng Long nằm trong Tour City tham thành phố. Bao gồm đi thăm lăng Bác, phố Cổ, Bảo tàng Hồ Chí Minh hay Hoàng Thành Thăng Long tùy sự lựa chọn của Du khách.
Tour tham quan Di sản văn hóa Thế giới Hoàng Thành Thăng Long nằm trong Tour City tham thành phố. Bao gồm đi thăm lăng Bác, phố Cổ, Bảo tàng Hồ Chí Minh hay Hoàng Thành Thăng Long tùy sự lựa chọn của Du khách.
Giờ mở cửa: tất cả các ngày trong tuần trừ thứ 2.
Tồn tại từ thế kỉ VII đến nay, di tích Hoàng thành Thăng Long đã chứng kiến biết bao biến cổ của các triều đại Đinh – Tiền Lê, Lý, Trần,… Chính vì có vai trò quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Kết hợp với các công trình kiến trúc đồ sộ. Mà Hoàng thành Thăng Long đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 2010.
Đến với Hoàng thành Thăng Long, bạn sẽ được tham quan nhiều công trình kiến trúc đặc biệt. Nơi lưu giữ những giá trị lịch sử của dân tộc. Toàn cảnh Hoàng thành Thăng Long gồm có: 64 kiến trúc, 38 cung điện, 26 lầu lục giác,… Tiêu biểu trong số các di tích đó là: Khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu, Cột cờ Hà Nội, Đoan Môn, Điện Kính Thiên,… Bạn nên mang giày thể thao vừa chân để chuẩn bị cho hành trình khám phá khu di tích rộng 18.395ha này nhé!
Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Phố cổ Hà Nội siêu chi tiết đầy đủ từ A-Z
Địa điểm đầu tiên mà bạn nên ghé thăm khi đến với di tích Hoàng thành Thăng Long. Đó là khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu. Theo nghiên cứu, khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu này có niên đại từ 1.300 năm về trước.
Hành trình tham quan khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu sẽ đưa bạn đến với chốn cung đình xa hoa từ thế kỉ VII. Cụ thể, bạn sẽ được tận mắt nhìn thấy những tàn dư được khai quật từ trong lòng đất như: cột gỗ, giếng nước, gạch “Giang Tây quân”, ngói ống, gốm sứ,… Cùng với đó là những kiến trúc: mái ngói, 40 chân cộ, móng trụ,… từ các công trình cung điện xưa cũ. Vẻ đẹp nguy nga tráng lệ và cổ kính của các di tích khảo cổ ở đây chắc chắn sẽ giúp bạn mở mang tầm mắt đấy!
Đừng bỏ lỡ: Kinh nghiệm tham quan đường tàu Hà Nội – chỗ chụp hình, cafe, giờ tàu
Cột cờ Hà Nội hay còn được biết đến với tên gọi Kỳ đài Hà Nội. Đây là địa điểm nằm trong khu di tích Hoàng thành Thăng Long. Vào triều đại nhà Nguyễn trị vì, Vua đã khởi công xây dựng Cột cờ Hà Nội. Và chính thức hoàn thành vào năm 1812.
Đến với Cột cờ Hà Nội, bạn sẽ được nhìn ngắm một công trình lịch sử được thiết kế theo dạng hình tháp với cấu trúc 3 tầng. Trong đó, tầng đế của Cột cờ Hà Nội được ốp gạch xung quanh. Và mô phỏng các hình chóp chồng lên nhau. Còn đỉnh của Cột cờ Hà Nội có dạng hình bát giác với một trụ tròn – nơi cắm lá cờ Tổ quốc. Bạn chỉ cần đi theo chỉ dẫn của sơ đồ toàn cảnh Hoàng thành Thăng Long. Để đến khuôn viên Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là sẽ đến Cột cờ Hà Nội. Đừng bỏ lỡ trải nghiệm leo cầu thang xoắn dẫn lên đỉnh cột cờ Hà Nội nhé!
Di tích lịch sử gắn liền với biết bao sự kiện của dân tộc mà Phượt muốn giới thiệu đến bạn đó là điện Kính Thiên. Điện Kính Thiên là nơi vua Lê Thái Tổ thực hiện nghi lễ đăng quang ngôi vị hoàng đế vào năm 1428. Vào những triều đại khác, điện Kính Thiên được sử dụng làm nơi tiếp đón các sứ thần nước láng giềng. Và cũng như tổ chức các sự kiện quan trọng. Mãi cho đến năm 1816, dưới thời Gia Long, điện Kính Thiên đã được tu sửa lại. Và trở thành nơi nghỉ ngơi của các vị vua triều Nguyễn khi tuần du ra Bắc. Năm 1841, tên gọi điện Kính Thiên được vua Thiệu Trị đổi thành Long Thiên.
Tiếp đến vào thời kì chiến tranh chống thực dân Pháp vào năm 1886. Điện Long Thiên đã bị phá hủy để xây dựng khu chỉ huy pháo binh. Chính vì đã trải qua những thăng trầm và biến cố của lịch sử. Nên hiện tại, khi đến thăm điện Long Thiên, bạn chỉ có thể nhìn thấy bậc thềm và nền điện. Mặc dù vậy, điện Kính Thiên vẫn là một địa điểm hấp dẫn mà bạn không nên bỏ qua.
Tiếp tục với hành trình tham quan toàn cảnh Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội sẽ là di tích Hậu Lâu. Hậu Lâu hay còn được gọi với tên Tĩnh Bắc Lâu. Đây là nơi ở và sinh hoạt của công chúa cũng như hoàng hậu thời phong kiến.
Tham quan Hậu Lâu, bạn sẽ được ngắm nhìn một công trình kiến trúc được xây dựng bằng gạch vô cùng kiên cố. Cấu trúc của Hậu Lâu gồm có 3 tầng mô phỏng hình hộp rất tinh tế. Còn phần dưới tầng có 3 gác mái mang đậm phong cách kiến trúc cổ của Việt Nam thời bấy giờ. Hãy nghỉ ngơi đôi chút trước khi bước vào hành trình khám phá hết công trình kiến trúc với diện tích lên đến 2.392m2 này nhé!
Xem chi tiết: Kinh nghiệm du lịch tự túc chùa Hương siêu chi tiết, đầy đủ từ A-Z
Cửa Bắc có lối kiến trúc vọng lâu với cấu trúc lầu và thành tách biệt. Toàn bộ công trình cửa Bắc đều được xây dựng bằng gạch với dạng hình thang vòm cuốn. Còn phần mép cửa Bắc là những khối đá hình chữ nhật được trang trí bằng họa tiết cánh sen vô cùng hút mắt.
Khi đến tham quan cửa Bắc, bạn sẽ nhìn thấy rõ một dòng chữ được khắc trên phiến đá với nội dung: “Ngày 25 tháng 4 năm 1882”. Mốc thời gian này chính là lời nhắc cho sự kiện quân Pháp khai hỏa với âm mưu chiếm lấy phủ Bắc Kỳ. Ngoài ra, nếu chú ý kĩ, bạn sẽ nhìn thấy dấu đạn mà thực dân Pháp để lại vẫn còn in hằn trên cửa Bắc. Đừng quên thăm viếng nơi thờ tự của hai vị tổng đốc Hà Nội là Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu tại di tích cửa Bắc nhé!
Cửa Nam tọa lạc tại khuôn viên ở phía Nam của di tích Hoàng thành Thăng Long. Cửa Nam còn có tên gọi khác là Đoan Môn và là cửa chính của Hoàng thành Thăng Long. Theo sử sách ghi chép lại, cửa Nam được xây dựng vào khoảng thế kỉ XVII – XVIII dưới triều đại nhà Lê. Và đến thời nhà Nguyễn, cửa Nam đã được tu sửa lại như kiến trúc hiện nay mà bạn thấy. Kiến trúc của cửa Nam mô phỏng hình chữ U với 5 cổng thành được dựng cuốn vòm cân xứng gần như tuyệt đối. Có thể bạn không biết, kiến trúc cuốn vòm không chỉ bắt mắt với những đường cong duyên dáng. Mà kiến trúc cuốn vòm còn có kết cấu chịu lực vô cùng tốt rất thích hợp để bảo vệ thành thời bấy giờ.
Đây là tổng hợp những thông tin thú vị nhất về Hoàng thành Thăng Long của Phượt. Bạn có thể ghi chú lại những thông tin cần thiết để có một hành trình du lịch thú vị nhất. Ngoài ra, Phượt mách bạn nên kết hợp khám phá Hoàng thành Thăng Long với các khu di tích xung quanh như Bảo tàng Hồ Chí Minh, Lăng Bắc, chùa Một Cột, Quảng trường Ba Đình… Hãy liên hệ ngay với Phượt nếu bạn cần hỗ trợ về du lịch Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội nhé!
Xem chi tiết: Du lịch Hà Nội: kinh nghiệm, lịch trình & chi phí
Đừng bỏ lỡ các tips du lịch tiết kiệm:
Xem tại bài viết: Hướng dẫn lập kế hoạch du lịch tự túc giá rẻ để biết các bí quyết lên kế hoạch, đặt vé máy bay, đặt tour và đặt khách sạn tiết kiệm nhất.Đặt tour du lịch tự túc Hà Nội giá rẻ hơn hoặc miễn phí bằng cách tham gia chương trình referral khi mời bạn bè đăng ký tài khoản và đặt tour tại Phuotvivu. Sau khi người mời hoàn tất bất kỳ hoạt động du lịch nào trên Phuotvivu, bạn sẽ nhận được 50k/ 1 người mời. Xem hướng dẫn
Phương tiện di chuyển công cộng phổ biến ở Hà Nội mà bạn có thể sử dụng đó là xe bus. Quãng đường từ trung tâm TP Hà Nội đến Hoàng thành Thăng Long có các tuyến xe bus đang khai thác đó là:
Tùy theo vị trí nơi mà bạn khởi hành để chọn điểm đón xe bus sao cho phù hợp. Bạn nên tải ứng dụng Bus Map để kiểm tra trước lộ trình cũng như căn chuẩn thời gian đến trạm dừng xe bus. Hãy cẩn thận túi, balo và tiền khi đi xe bus để không bị rơi, mất cắp nhé!
Giá vé xe bus: 7.000 VNĐ/ lượt.
Tips: Nếu không muốn phải chờ đời và chen chúc nhau trên xe bus thông thường. Hãy đăng ký ngay tour xe bus vòng quanh thủ đô Hà Nội để được hướng dẫn viên đưa bạn đi khám phá thủ đô. Một số địa điểm hấp dẫn mà bạn sẽ đến thăm quan đó là:
Tham khảo: Lịch trình du lịch, khám phá toàn bộ Hà Nội bằng xe buýt 2 tầng
Nếu bạn muốn chủ động về thời gian cũng như không cần phải chờ đợi. Bạn có thể thuê xe máy tự túc di chuyển. Bởi vì Hà Nội vào giờ cao điểm thường tắc đường. Nên bạn có thể điều chỉnh thời gian di chuyển và chọn cách lưu thông dễ dàng hơn. Hãy cẩn thận những tài xế lái “ẩu” để không bị va chạm khi tham gia giao thông nhé!
Noted: Bạn có thể thuê xe máy tại nơi bạn lưu trú nếu họ có cung cấp dịch vụ. Còn không, hãy liên hệ với các cơ sở cho thuê xe máy để họ giao đến cho bạn.
Cơ sở cho thuê xe máy mà bạn có thể tham khảo:
Giá thuê xe máy: 120.000 – 200.000 VNĐ/ 24h.
Ngoài xe máy và xe bus, bạn có thể đi đến di tích Hoàng thành Thăng Long từ Hà Nội bằng taxi/ xe công nghệ. Với hai phương tiện này, bạn chỉ cần ngồi thư giãn trong không gian mát lạnh của điều hòa. Sau khoảng 3 – 5 phút (tùy tình hình giao thông lúc đó) là sẽ đến Hoàng thành Thăng Long.
Noted: Các hãng xe công nghệ đang hoạt động tại Hà Nội như Grab, Bee, Gojek,… thường có chương trình khuyến mãi hấp dẫn.
Với vị trí gần trung tâm TP Hà Nội nên bạn có thể đi bộ đến Hoàng thành Thăng Long. Khi đi bộ, bạn sẽ không cần phải lo lắng về vấn đề tắc đường như sử dụng các phương tiện mà Phượt kể trên. Với hành trình bách bộ, bạn sẽ có thể ngắm nhìn cận cảnh vẻ đẹp của thành phố nghìn năm văn hiến. Với nhiều công trình kiến trúc độc đáo. Nếu đi du lịch Hà Nội vào mùa hè, bạn hãy nhớ mặc áo khoác, đội mũ hoặc che ô để đỡ nóng nhé!
Noted: Chú ý cẩn thận khi sang đường để tránh bị những tay tài xế lái “ẩu” đụng phải.