Nhà Truyền Thống Ở Nhật

Nhà Truyền Thống Ở Nhật

Đất nước Nhật Bản vốn được biết đến với nhiều sự sáng tạo mới lạ giao thoa văn hóa Đông – Tây. Trong đó, dịch vụ lưu trú cũng có rất nhiều lựa chọn đa dạng cho du khách như khách sạn, nhà trọ truyền thống, nhà nghỉ.

Đất nước Nhật Bản vốn được biết đến với nhiều sự sáng tạo mới lạ giao thoa văn hóa Đông – Tây. Trong đó, dịch vụ lưu trú cũng có rất nhiều lựa chọn đa dạng cho du khách như khách sạn, nhà trọ truyền thống, nhà nghỉ.

Phòng nhỏ, nhà nghỉ share phòng và khách sạn con nhộng (capsule hotel)

Nhật Bản chính là quốc đảo, ít đất nên khách sạn và nhà ở tại đây được thiết kế nhỏ gọn, đủ dùng nhưng rất tiện lợi và đầy đủ tiện nghi. Bạn đừng quá ác cảm nếu lỡ thấy chuẩn phòng 3* sao lại bé thế. Đặc biệt lưu ý với những bạn tự đặt phòng, hãy chắc chắn giá rẻ nhưng đúng phòng theo yêu cầu.

Hiện tại ở Nhật rất phổ biến nhà nghỉ chia phòng (một phòng có nhiều giường), hay khách sạn con nhộng (capsule hotel). Tuy nhiên, hình thức này đối với Việt Nam vẫn còn khá xa lạ, nên đôi khi các bạn thấy phòng rẻ, đặt đại, về sau mới tá hỏa “trời ơi, cái giường chỉ để ngủ, chứ khách sạn gì đây”.

Toilet (Nhà vệ sinh) là đề tài nói mãi không hết mỗi khi đề cập đến Nhật Bản. Người Nhật đặc biệt để ý đến nhà vệ sinh, từ nhà riêng cho đến nơi công cộng, toilet chỗ nào cũng sạch sẽ, tiện lợi và đầy đủ chức năng. Nhiều chuyện để nói lắm, nhưng bạn đến Nhật Bản thì CẦN phải biết những điều tối thiểu sau:

1. Phải NÉM giấy vào bồn: Ngược đời không ạ? Ở Việt Nam thường thấy biển báo “đừng ném giấy vào bồn làm tắc”. Ở Nhật thì ngược lại bạn nhé! Đi vệ sinh ở Nhật, “đi nhẹ hay đi nặng” đề có vòi để rửa tự động, và giấy chỉ để thấm sạch nước mà thôi, chứ không phải để chùi. Vì thế giấy ở Nhật thường dùng loại dai thấm nước nhưng cũng dễ dàng tự hủy. Chuẩn 100% ở khắp mọi nơi trên nước Nhật.

2. Cẩn thận với hệ thống nút bấm: Muôn cái sự tiện lợi, tự động chức năng. Các bảng tự động thường chỉ bằng tiếng Nhật, số ít bằng tiếng Anh. Cách tốt nhất là bạn cần xem kỹ, nếu cần thì hỏi, đừng ngại. Hãy biết các nút cơ bản là nhấn để rửa hậu môn, rửa “hàng của chị em”, điều chỉnh nóng lạnh. Đừng để bất ngờ khi ngồi xuống nhấn phát nước bắn lên, sợ quá nhảy cẫng nước

Nhiều khách sạn, khi bạn vào phòng thì ngoài đồ free chẳng thấy đồ uống ở đâu? Xin thưa là ở ngoài hành lang tầng nào đó, thông thường là tầng trệt sẽ có máy bán đồ uống tự động, đủ loại luôn.

Nhiều khách sạn có chỗ tắm chung, thường là tắm khoáng nóng onsen. Hãy lưu ý là khi đi tắm onsen chung thì bạn phải khỏa thân 100% nhé. Đây được coi là yêu cầu tối thiểu của vệ sinh. Ngoài ra, bạn cũng cần tắm rửa qua trước khi xuống bồn tắm chung (thường là tắm ngồi, có ghế và vòi).

Chẳng phải nói gần nói xa gì, rất nhiều quý ông khi đi du lịch ở một số nơi quan tâm đến “mát xa rồi ta mát gần”. Ở Nhật Bản thì không có đâu, 100% không nhé! Mát xa ở Nhật Bản là một nghề, cần phải có tay nghề, bằng cấp. Khi bạn gọi mát xa ở Nhật Bản thì thường sẽ được các bà lớn tuổi phục vụ (bởi họ có kinh nghiệm). Tuy nhiên cũng có khi có các cô gái trẻ, nhưng ĐỪNG, ngàn lần ĐỪNG có ý gì “mát gần” quý vị nhé, bạn sẽ bị cảnh sát hỏi thăm, chờ phạt và thậm chí là chờ tòa.

CÁC KIỂU NHÀ TRUYỀN THỐNG Ở TRUNG QUỐC

Trung Quốc là một đất nước rộng lớn với bản sắc dân tộc hàng ngàn năm vẫn còn được bảo tồn đến ngày nay. Ở những vùng lãnh thổ với khí hậu và địa hình khác nhau, kiến trúc Trung Quốc lại xuất hiện những kiểu nhà bản địa truyền thống khác nhau. Dưới đây là 4 kiểu nhà truyền thống ở Trung Quốc.

Tứ hợp viện là kiểu nhà khép kín có nhiều thế hệ trong gia đình cùng chung sống. Tứ hợp viện bao gồm những căn nhà được tạo bởi bốn gian nhà chữ nhật, bố trí thành hình vuông tạo thành các sân trong. Tứ hợp viện ngăn cách với bên ngoài, tất cả cửa sổ đều mở về hướng sân viện, đây là biện pháp tốt để ứng phó với bão cát lớn tại Bắc Kinh. Tứ hợp viện Khi nhìn trên nhìn xuống, tứ hợp viện giống như một chiếc hộp lớn do 4 cái hộp nhỏ tạo thành. Khi nhìn từ mặt phẳng thì nó là một hình vuông ngay ngắn. Mái nhà được thiết kế nhô ra ngoài để tạo bóng mát cho khoảng sân ở giữa. Sân vườn được trồng nhiều cây xanh để liên kết không gian và làm tinh thần con người trở nên thoải mái. Tứ hợp viện ở Bắc Kinh Tứ hợp viện đã trở thành công trình tiêu biểu cho kiến trúc Bắc Kinh.

Thổ Lâu là những ngôi nhà khổng lồ của các dân tộc vùng Phúc Kiến, xây dựng từ thế kỷ 12 đến 19. Mục đích xây dựng ban đầu là để chống lại nạn cướp bóc và tấn công của các thế lực bên ngoài. Các thổ lâu đa phần được xây theo dạng hình vuông hoặc hình tròn. Những bức tường bọc bên ngoài được làm bằng cách nén đất với hỗn hợp đá, tre, nứa, xà gỗ.. dày tới gần 2m. Cổng của thổ lâu là điểm trọng yếu nhất nên gia cố bằng đá và sắt. Thổ lâu có dạng hình vuông hoặc tròn Mỗi thổ lâu chỉ có một lối vào duy nhất và không có cửa sổ. Thổ lâu được xây từ 3 – 5 tầng với tầng trên cùng lợp ngói. Ở giữa thổ lâu là một khoảng sân, đây chính là nơi diễn ra các hoạt động cộng đồng. Mỗi nhà cấu trúc dạng này có sức chứa lên đến 800 người. Kiến trúc của các thổ lâu nhìn từ ngoài vào thì khá đơn giản, nhưng bên trong lại được thiết kế và trang trí khá cầu kỳ, kỹ lưỡng. Hệ thống thổ lâu được xây dựng có khả năng chống động đất tốt và căn phòng trong các thổ lâu đều thông gió tốt và đủ ánh sáng. Bên trong Thổ Lâu Tuy được làm bằng các thứ vật liệu có sẵn ở địa phương và được xây dựng với một kỹ thuật thô sơ, nhưng các thổ lâu có độ vững chắc tương đương với một tòa pháo đài bảo vệ cư dân khỏi nguy hiểm tiềm ẩn từ bên ngoài. Năm 2008, 46 căn Thổ Lâu đã được UNESCO công nhận là Di sản thếgiới.

Diêu động là những ngôi nhà trong hang, được xây dựng từ đất lấy từ sườn đồi. Mỗi hang thường dài 6-8m, rộng 3m và cao 3m. Vì những bức tường dày của hang động nên ngôi nhà tránh được sự khắc nghiệt của khí hậu địa phương. Các phòng được kết nối với nhau bằng những đường hầm nhỏ. Ở mỗi tình, diêu động sẽ có hình dáng khác nhau tùy vào vị trí địa lý tại nơi đó. Những ngôi nhà truyền thống này được xem là một ví dụ về thiết kế bền vững. Diêu động – những ngôi nhà trong hang

Thạch Khố Môn là một kiểu kiến trúc đặc trưng của người dân Thượng Hải. Nhà thạch khố môn được xây từ vật liệu gỗ và gạch. Các ngôi nhà có diện tích tương đối nhỏ và có độ cao không quá 3 tầng, được xây liền kề nhau tạo thành các dãy nhà. Có thể dễ nhận ra các khu Thạch Khố Môn ở những chi tiết trên cửa, những hoa văn gợi lại những ký ức về kỷ nguyên nhạc Jazz vàng son của Thượng Hải. Thạch Khố Môn – kiểu kiến trúc điển hình ở Thượng Hải[:]

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHÀ TRUYỀN THỐNG THỦ ĐỨC

Năm 1977, thực hiện chủ trương của Thành phố Hồ Chí Minh và Huyện ủy Thủ Đức, Nhà Truyền thống Thủ Đức được hình thành để sưu tầm, lưu giữ, trưng bày tư liệu, hiện vật và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa trong quá trình xây dựng và phát triển của vùng đất Thủ Đức xưa và nay, đặc biệt là truyền thống hào hùng đấu tranh chống ngoại xâm của quân và dân Thủ Đức.

Từ khi được hình thành đến nay, Nhà truyền thống Thủ Đức đã góp phần quan trọng trong việc giáo dục truyền thống lịch sử; giới thiệu, quảng bá hình ảnh Thủ Đức đến các tầng lớp nhân dân và du khách.

Nhà Truyền thống Thủ Đức tọa lạc tại số 119, đường Võ Văn Ngân, phường Linh Chiểu, thành phố Thủ Đức.

3. Kiến trúc Nhà truyền thống Thủ Đức

Nhà Truyền thống Thủ Đức có 5 tầng, gồm: 1 tầng hầm và 4 tầng lầu. Trong đó, tầng 1 – tầng 2 và tầng hầm được sử dụng trưng bày các hình ảnh, hiện vật liên quan đến quá trình hình thành và cuộc kháng chiến chống xâm lược của Quân dân Thủ Đức.

Trong khuôn viên của Nhà truyền thống còn có một tượng đài để tưởng nhớ công ơn của các Bà mẹ Việt Nam anh hùng; cũng là biểu tượng đại diện cho hơn 300 Bà mẹ Việt Nam anh hùng của thành phố Thủ Đức hiện nay. Những người Mẹ đã hy sinh, hiến dâng những người con thân yêu vì nền độc lập dân tộc.

*  Nhà bia ghi danh Anh hùng Liệt sĩ Thủ Đức

THỦ ĐỨC – VÙNG ĐẤT ĐỊA LINH NHÂN KIỆT

Thành phố Thủ Đức nằm ở cửa ngõ Đông Bắc của Thành phố Hồ Chí Minh.

Thủ Đức có quá trình hình thành và phát triển lâu đời, chiếm gần toàn bộ phía Đông Bắc của Thành Gia Định. Từ đầu thế kỷ XIX đến nay, luôn giữ vị trí quan trọng của vùng đất Sài Gòn – Gia Định – Thành phố Hồ Chí Minh và Đông Nam bộ.

Thực hiện Nghị định 03-CP ngày 06/01/1997 của Chính phủ; ngày 01/4/1997, huyện Thủ Đức được chia tách để thành lập quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức nhằm phục vụ cho việc đẩy mạnh phát triển kinh tế đô thị Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 09/12/2020, thành phố Thủ Đức chính thức được thành lập theo Nghị quyết 1111/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội, trên cơ sở sáp nhập 3 quận trước đây. Ngày 31/12/2020, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ Công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã và thành lập thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

Theo bản đồ địa chất khoáng sản Việt Nam, vùng đất Thủ Đức thuộc vùng chuyển tiếp giữa miền Đông và miền Tây của đồng bằng Nam bộ, có vị trí quan trọng về nhiều mặt đối với Nam bộ và cả nước.

Thủ Đức được bao bọc bởi sông Sài Gòn và sông Đồng Nai. Cả hai sông này hợp lưu với nhau tại Nhà Bè, đổ vào sông Lòng Tàu chảy ra biển Đông, tạo thành hệ thống giao thông đường thủy chiến lược quan trọng và giao lưu văn hóa rộng rãi.

Kết quả khai quật khảo cổ học hơn một thế kỷ qua, cho thấy hệ thống các di chỉ trên địa bàn Thủ Đức có vai trò quan trọng đối với khảo cổ học tiền sử Đông Nam bộ, chứng minh vùng đất Thủ Đức đã có con người sinh sống cách đây 3.000 – 3.500 năm.

4. Lịch sử hình thành và phát triển

Từ thế kỷ XVII đến nay, Thủ Đức đã có nhiều thay đổi về địa giới hành chính

THỦ ĐỨC TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP

1. Thực dân Pháp xâm lược Gia Định và Nam bộ

Năm 1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha xâm lược Việt Nam ở cửa biển Đà Nẵng. Năm 1859, thực dân Pháp đánh chiếm thành Gia Định. Đến năm 1861, chúng chiếm luôn vùng đất Thủ Đức và Thành Biên Hòa. Triều Nguyễn không thể kháng cự và đã để mất 3 tỉnh miền Đông Nam bộ vào tay giặc Pháp qua Hiệp ước Nhâm Tuất (1862).

2. Các cuộc khởi nghĩa và nổi dậy của nhân dân Thủ Đức

Căm uất trước sự tàn bạo của quân xâm lược, Nhân dân Thủ Đức đã tích cực tham gia nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh chống Pháp

3. Đấu tranh thời kỳ tiền khởi nghĩa (1930 – 1945)

Tháng 01 năm 1930, Chi bộ Đảng đầu tiên (trực thuộc An Nam Cộng sản Đảng) ở Thủ Đức được thành lập tại Đề pô xe lửa Dĩ An do đồng chí Nguyễn Đức Thiệu làm Bí thư. Đến tháng 03 năm 1930, chuyển thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Qua 3 lần tan rã do giặc Pháp đàn áp nhưng chi bộ Đảng vẫn tiếp tục tái lập và lãnh đạo nhân dân đấu tranh bền bỉ, liên tục từ Cao trào cách mạng 1930 – 1931 đến thời kỳ vận động xây dựng Mặt trận Dân chủ Đông Dương 1936 – 1939.

Dưới sự lãnh đạo của Chi bộ, ngày 01 tháng 05 năm 1930, công nhân Đề pô xe lửa Dĩ An đã đứng lên đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm, không đánh đập công nhân… Ngày 22 tháng 4 năm 1940, Chi bộ lãnh đạo công nhân biểu tình, bao vây phản đối bọn chủ đánh đập thợ. Các cuộc đấu tranh tuy đều bị địch dập tắt nhưng đã tác động mạnh mẽ đến phong trào đấu tranh của công nhân các cơ sở cao su trong huyện Thủ Đức lúc bấy giờ; mở màn cho phong trào đấu tranh của công nhân trong toàn huyện như Tăng Nhơn Phú, Linh Xuân, Tam Bình, An Bình…

4. Thủ Đức trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945

Đầu năm 1945, trên địa bàn Thủ Đức đã phát triển thêm một số chi bộ Đảng và tổ chức xây dựng lực lượng Thanh niên Tiền phong để chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa giành chính quyền theo chủ trương của Xứ ủy Nam Kỳ. Cuối tháng 7 đầu tháng 8 năm 1945, lực lượng Thanh niên Tiền Phong phát triển rộng khắp.

Chiều ngày 25 tháng 8 năm 1945, đồng chí Trần Thắng Minh – Thủ lĩnh lực lượng Thanh niên Tiền phong thay mặt lực lượng khởi nghĩa mạnh mẽ tiến vào dinh Quận trưởng Thủ Đức, yêu cầu quận trưởng Trần Văn Viễn đầu hàng, giao nộp toàn bộ hồ sơ và vũ khí.

Ngày 26 tháng 8 năm 1945, Ủy ban nhân dân huyện Thủ Đức lần đầu tiên được thành lập, gồm các đồng chí Hồ Văn Tư, Lê Văn Long, Đào Sơn Tây, Trần Văn Ngà, Võ Mỹ.

Tuyên ngôn độc lập (ngày 02 tháng 9 năm 1945) thành lập Chính phủ lâm thời, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1945.

5. Kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)

Với dã tâm xâm lược Việt Nam một lần nữa, ngày 23 tháng 9 năm 1945, thực dân Pháp trở lại đánh chiếm Nam bộ. Trước hành động của kẻ thù, nhân dân Thủ Đức dưới sự lãnh đạo của chính quyền cách mạng đã thành lập nhiều đơn vị bộ đội, tổ chức đánh trả quyết liệt và gây nhiều tổn thất cho địch.

Tháng 10 năm 1946, Huyện ủy lâm thời Thủ Đức được thành lập tại căn cứ Đồng An, xã An Bình do đồng chí Dương Văn Sửu làm Bí thư; xây dựng căn cứ kháng chiến khu B (Long Phước) và căn cứ kháng chiến Khu C (Tam Đa – Phước Trường).

Đầu năm 1950, “Bộ đội Trần Phú” – Đơn vị bộ đội địa phương của huyện Thủ Đức, cũng là đơn vị bộ đội địa phương đầu tiên ở Nam bộ được thành lập. Ngày 10 tháng 02 năm 1950, Bộ đội Trần Phú và du kích đánh địch đi càn quét ở ấp Bình Đức (xã Tam Bình), tiêu diệt 113 tên, phá hủy 9 xe quân sự; trong đó, có 2 xe bọc thép, thu 17 súng các loại.

Đêm 28 tháng 5 năm 1952, đánh chiếm bót Gò Dưa (nay là ở phường Tam Bình), tiêu diệt và làm bị thương 80 tên địch, thu hơn 70 súng các loại…

Trong 9 năm cùng cả nước chống thực dân Pháp (23/9/1945 – 20/7/1954), dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, quân dân Thủ Đức đã tiêu diệt và làm bị thương hơn 4.000 tên địch, phá hủy 40 xe bọc thép, xe quân sự, phá nhiều đồn bót, thu nhiều súng đạn, góp phần thắng lợi vào việc ký kết Hiệp định Giơ–ne–vơ, lập lại hòa bình ở Đông Dương.

THỦ ĐỨC TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ XÂM LƯỢC

1. Đấu tranh gìn giữ hòa bình đòi địch thi hành Hiệp định Giơ – ne – vơ tiến tới Đồng Khởi thắng lợi (Giai đoạn 1954 – 1960)

Sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, chính quyền Mỹ – Diệm không thực hiện đúng các điều cam kết, chúng âm mưu chia cắt đất nước thành hai miền Nam – Bắc với hai thể chế chính trị khác nhau. Trước tình hình đó, Xứ ủy Nam bộ đã chỉ đạo Đảng bộ các tỉnh, thành lãnh đạo nhân dân đấu tranh đòi thống nhất đất nước. Nghị quyết chỉ đạo trong thời kỳ này là: “… Đấu tranh đòi địch thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, bảo vệ hòa bình, đòi hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước, đòi các quyền dân sinh, dân chủ, chống khủng bố...”.

Từ năm 1958, để dập tắt phong trào cách mạng, chính quyền Mỹ – Diệm thực hiện chính sách đàn áp “Tố Cộng”, “Diệt Cộng”; ban hành “Đạo luật 10/59” lê máy chém khắp miền Nam …; đã có hàng ngàn người bị địch bắt tra tấn, tù đày và hy sinh; trong đó có hơn 70 cán bộ, đảng viên Đảng Cộng sản.

Trước những tội ác của kẻ thù, Xứ ủy Nam bộ chỉ đạo thành lập lực lượng thanh niên làm nòng cốt cho phong trào cách mạng, tổ chức nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân ở nhiều địa phương chống địch chiếm đất, tiêu diệt bọn ác ôn, chỉ điểm, chiêu hồi mang nhiều nợ máu với nhân dân.

Đêm ngày 30 tháng 9 năm 1960, Đảng bộ Thủ Đức lãnh đạo nhân dân tổ chức mít tinh hưởng ứng phong trào Đồng Khởi tại trường Tiểu học Đồng An. Song song với đấu tranh vũ trang, lực lượng vũ trang huyện còn tích cực làm công tác tuyên truyền trên các chuyến xe ở các quốc lộ lớn, kêu gọi đồng bào đoàn kết chống đế quốc Mỹ xâm lược và tay sai.

2. Đánh bại “Quốc sách Ấp chiến lược” góp phần đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ (1961 – 1965)

Năm 1961, nhằm chia cắt lực lượng cách mạng với nhân dân, dễ dàng tiêu diệt và đàn áp phong trào đấu tranh cách mạng, chính quyền Ngô Đình Diệm đã xây dựng và thực hiện chính sách “dồn dân vào Ấp chiến lược”. Đến giữa năm 1963, chúng đã xây dựng xong 50 ấp chiến lược ở Thủ Đức, trong đó có một số ấp chiến lược rất kiên cố như: Bình Phước I, Tam Bình…

Thực hiện chủ trương của Huyện ủy Thủ Đức gấp rút xây dựng các Chi bộ, lực lượng du kích, an ninh mật trong từng khu, ấp chiến lược, bám sát để lãnh đạo quần chúng phá rã bộ máy kìm kẹp của địch ở các ấp chiến lược. Đầu năm 1962 lực lượng vũ trang Huyện cùng bà con nhất loạt đánh sập các cây cầu: Gò Công, Trao Trảo, Võ Khế, Ông Nhiêu… trên trục lộ 33, nhằm cắt đứt giao thông của địch. Tại xã Tam Bình, ban đêm bộ đội, du kích cùng nhân dân đi phá ấp chiến lược của địch.

Tại Long Trường, tháng 8 năm 1964, lực lượng vũ trang của ta tấn công tiêu diệt bót Trường Lưu, cùng bà con thừa thắng “bức rút” bọn bảo an đóng ở Phước Hiệp, phá tan ấp chiến lược này.

3. Đánh thắng càn quét và bình định của Mỹ – ngụy góp phần vào Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đánh bại chiến lược chiến tranh cục bộ của Mỹ (giai đoạn 1965 – 1968)

Thực hiện chủ trương của Trung ương Cục Miền Nam và Khu ủy Sài Gòn – Gia Định, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Phân khu IV và Phân khu V, chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 ở thành phố Sài Gòn, quân và dân Thủ Đức đã tích cực chuẩn bị lực lượng, nơi ém quân, vận chuyển vũ khí, đạn dược, hậu cần; đồng thời sẵn sàng chiến đấu khi có lệnh. Kết quả chiến dịch, quân dân Thủ Đức cùng hai Phân khu IV và V tấn công Chi khu quân sự Thủ Đức, Dĩ An, Trường sĩ quan Chợ Nhỏ, chiếm giữ cầu Tân Cảng (nay là cầu Sài Gòn)…đã loại khỏi vòng chiến đấu hàng trăm lính Mỹ, hàng ngàn lính ngụy cùng nhiều tên ác ôn, bắn cháy và phá hủy hàng chục xe quân sự, xe tăng…, đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chuẩn bị lương thực, đảm bảo hậu cần, dẫn đường đưa rước cán bộ, bộ đội qua sông Sài Gòn, tải thương, phục vụ chiến đấu trong suốt thời gian diễn ra chiến dịch.

4. Đánh thắng địch phản kích và bình định cấp tốc, góp phần đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ (giai đoạn 1969 – 1972)

Sau thất bại trong chiến dịch Tổng tiến công Xuân Mậu Thân năm 1968, chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” bị phá sản. Từ cuối năm 1968, Mỹ thay đổi bằng chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, thực hiện chính sách “bình định nông thôn”, dồn dân vào các ấp Tân sinh. Chúng xem đây là biện pháp chiến lược quyết định sự tồn vong của chế độ Sài Gòn và sự thành bại của “Việt Nam hóa chiến tranh”. Đồng thời, tăng cường mở rộng quy mô, mật độ hành quân càn quét các vùng nông thôn.

Từ năm 1968 đến năm 1970, Mỹ – Ngụy đã tổ chức hàng chục ngàn cuộc hành quân càn quét kết hợp với “chiến dịch Phượng Hoàng” gây cho ta nhiều tổn thất, nhiều cán bộ và người dân có cảm tình với cách mạng bị bắt giam, tra tấn và hy sinh.

Đầu năm 1969, thực hiện chủ trương của Trung ương, Huyện ủy Thủ Đức tập trung ổn định tình hình tư tưởng và tổ chức, đồng thời tích cực chuẩn bị cho phương hướng tiến công mới. Trọng tâm là bám trụ, phát triển lực lượng quần chúng, giữ vững, khôi phục các vùng “lõm chính trị”,  “lõm du kích”; chống địch càn quét căn cứ, “phá kềm, diệt ác”; vũ trang tuyên truyền, khôi phục cơ sở bên trong…

Từ năm 1969 đến năm 1972, quân và dân Thủ Đức đã tiến hành hàng loạt cuộc đấu tranh chống địch cướp đất; đột nhập căn cứ địch ở Dĩ An phá hủy máy bay và các thiết bị chiến tranh; đánh chìm tàu và sà lan của địch tại Vàm Đồng Môn sông Đồng Nai, tiêu diệt hàng trăm tên địch… góp phần vào thắng lợi chung của cả nước, buộc Mỹ – ngụy phải ký kết Hiệp định Paris, chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam.

5. Thủ Đức – Trận tuyến quan trọng trong giải phóng Sài Gòn giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước

Sau khi Hiệp định Paris được ký kết, từ năm 1973, nhiệm vụ của Đảng bộ và quân dân Thủ Đức là tiếp tục bám trụ, giữ vững địa bàn; chống địch phá hoại Hiệp định Paris; đồng thời nhanh chóng xây dựng và phát triển lực lượng để cùng cả nước tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn.

Năm 1974, quân dân Thủ Đức đã phá và bức rút 28 đồn bót, tiêu diệt, làm bị thương và rã ngũ trên 3.000 tên địch. Từ đầu năm 1975 đến 30/4/1975, ta ráo riết, tích cực chuẩn bị, phục vụ cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975.

Thực hiện Chiến dịch Hồ Chí Minh, đêm 27 rạng sáng ngày 28 tháng 4 năm 1975, Thủ Đức được lệnh phối hợp cùng bộ đội đặc công chiếm giữ cầu Rạch Chiếc và cầu Sài Gòn để quân chủ lực tiến vào giải phóng Sài Gòn. Trận chiến tại cầu Rạch Chiếc được xem là một trong những trận đánh ác liệt cuối cùng của Chiến dịch Hồ Chí Minh. Chỉ có 200 chiến sĩ đặc công, biệt động, chiến đấu với hơn 2.000 quân địch, nhưng chúng ta đã chiếm giữ và bảo vệ an toàn cây cầu huyết mạch, mở thông cánh cửa phía Đông đón đại quân tiến vào Dinh Độc Lập giải phóng Sài Gòn, kết thúc thắng lợi Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử ngày 30/4/1975.

Đồng thời, quân và dân Thủ Đức cũng đã bảo vệ an toàn các cơ sở hạ tầng cũng như những công trình thiết yếu như: Nhà máy điện, nhà máy nước Thủ Đức… nhằm phục vụ cho công tác tiếp quản và vận hành hoạt động của Thành phố Sài Gòn sau giải phóng.

THÀNH TÍCH ANH HÙNG CỦA QUÂN VÀ DÂN THỦ ĐỨC

QUA HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP VÀ CHỐNG MỸ

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Thủ Đức, 9 năm cùng cả nước chống thực dân Pháp (1945 – 1954), quân dân Thủ Đức đã tiêu diệt 4.000 tên địch, phá hủy 40 xe bọc thép, xe quân sự, diệt nhiều đồn bót, thu nhiều súng đạn, góp phần thắng lợi vào việc ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ, lập lại hòa bình ở Đông Dương.

Trải qua 21 năm kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975), quân và dân Thủ Đức đã tiêu diệt và làm bị thương trên 10.000 tên địch, làm tan rã hơn 2.000 tên, bắt sống 120 tên, bắn rơi 30 máy bay, phá hỏng và bắn cháy 45 tàu chiến các loại, thu nhiều vũ khí, quân trang quân dụng của địch.

Trong hai cuộc kháng chiến ác liệt, quê hương Thủ Đức đã có hơn 7.000 cán bộ, chiến sĩ cùng hàng vạn đồng bào yêu nước vĩnh viễn nằm xuống mảnh đất anh hùng này, trong đó có 23 đồng chí Huyện ủy viên và 06 đồng chí Bí thư Huyện ủy.

Với những thành tích xuất sắc đạt được, Đảng bộ và Nhân dân thành phố Thủ Đức đã vinh dự được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý cho: 13 tập thể và 19 cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Đồng thời, có trên 300 bà mẹ được Nhà nước phong tặng, truy tặng danh hiệu cao quý “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.

THỦ ĐỨC TRONG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

1. Thành tựu xây dựng Thủ Đức từ sau năm 1975

Sau ngày 30/4/1975, Đảng bộ và nhân dân Thủ Đức phải đương đầu với vô vàn khó khăn, phức tạp do hậu quả chiến tranh nặng nề. Các cơ sở sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn lạc hậu và kiệt quệ, hết nguyên liệu, công nhân bị thất nghiệp. Vùng căn cứ địa cách mạng trước đây, do bom đạn Mỹ tàn phá đã trở thành một vùng đất hoang hóa, xơ xác; hệ thống hạ tầng kỹ thuật hư hỏng, nhiều nơi không có điện, nước sinh hoạt. Hàng ngàn gia đình thương binh liệt sĩ cần được tập trung chăm lo; hàng vạn lao động cần việc làm, cái ăn, cái mặc và đời sống văn hóa tinh thần. Mặt khác, do ảnh hưởng của tàn dư chế độ cũ, các tổ chức phản động… lén lút cấu kết với những kẻ thù địch, ngoan cố hoạt động chống phá cách mạng. Trước những khó khăn, thách thức, Đảng bộ Huyện Thủ Đức tập trung kiện toàn hệ thống chính trị từ huyện xuống xã, ấp; nhanh chóng ổn định tư tưởng nhân dân, tăng cường quản lý xã hội, giữ gìn trật tự trị an, động viên nhân dân tích cực lao động, sản xuất, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần.

Năm 1986, thực hiện đường lối đổi mới, Đảng bộ Huyện Thủ Đức tập trung lãnh đạo nhân dân thực hiện tốt ba chương trình kinh tế lớn, đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hóa gắn với xây dựng cơ cấu kinh tế theo định hướng công nghiệp – nông nghiệp, xuất khẩu, dịch vụ và du lịch; cải thiện đời sống của nhân dân lao động; giữ vững an ninh quốc phòng và trật tự xã hội. Nhiều khu đô thị, nhà máy, xí nghiệp tập trung được xây dựng.

Ngày 01/01/2021, thành phố Thủ Đức được thành lập, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các thiết chế văn hóa – xã hội từng bước được đầu tư nâng cấp và xây dựng mới, thu hút các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đẩy mạnh đầu tư phát triển sản xuất; hoạt động thương mại, dịch vụ ngày càng sôi động, góp phần đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng “Công nghiệp – Thương mại, Dịch vụ – Nông nghiệp” gắn với phát triển đô thị. Hệ thống các viện nghiên cứu, các trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực được tập trung xây dựng, đưa Thủ Đức trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho cả nước… tạo tiền đề xây dựng Thủ Đức trở thành Khu đô thị sáng tạo theo chiến lược phát triển của Thành phố.

Thủ Đức trước ngày giải phóng là “vành đai trắng”, là “vùng tự do bắn phá” của Mỹ ngụy, vì thế, quá trình khôi phục sản xuất nông nghiệp gặp vô vàn khó khăn. Biết bao mồ hôi, công sức và cả hy sinh khi rà phá bom mìn để biến vùng đất hoang hóa trở thành những cánh đồng lúa xanh ngút tầm mắt. Chỉ trong 3 năm 1976 – 1978, Thủ Đức đã khôi phục khoảng 11.000 ha trong tổng số 14.000 ha của “vành đai trắng”. Hệ thống thủy lợi nội đồng được xây dựng ngay trong những năm đầu sau ngày 30/4/1975, góp phần khôi phục và phát triển sản xuất nông nghiệp; tăng vụ và năng suất các loại cây trồng, từng bước khắc phục tình trạng thiếu lương thực, tiến tới sản xuất hàng hóa.

Từ năm 1997, dưới tác động của quá trình đô thị hóa, lĩnh vực nông nghiệp có nhiều thay đổi, diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp hiện chỉ còn khoảng 741 ha. Sản xuất thuần nông dần được thay thế bằng sản xuất nông nghiệp đô thị, cơ cấu vật nuôi, cây trồng chuyển dịch theo hướng ứng dụng kỹ thuật, khoa học công nghệ để tăng giá trị và chất lượng sản phẩm. Nông sản của Thủ Đức hiện nay chủ yếu là những loại có giá trị cao như cây mai vàng, bonsai, hoa lan, cây cảnh và các loại rau màu, cá cảnh… đời sống của người nông dân ngày càng được nâng cao.

1.2. Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp

Trước năm 1975, Thủ Đức là một trong những trung tâm công nghiệp với các nhà máy, xí nghiệp có quy mô tương đối lớn như: Xi măng Hà Tiên, Nhà máy Cơ điện, Nhà máy nhiệt điện Thủ Đức… Tuy nhiên, do hậu quả chiến tranh, hoạt động phá hoại các nhà máy, xí nghiệp của giới chủ; thêm vào đó, chính sách bao vây cấm vận, dẫn tới hoạt động sản xuất gặp nhiều khó khăn và đình trệ. Sau giải phóng, thực hiện chủ trương của Trung ương và Thành phố, Thủ Đức đã tiến hành từng bước công cuộc cải tạo và sắp xếp, tổ chức khôi phục lại sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn; khuyến khích người lao động và các thành phần kinh tế phát huy nội lực đã tạo ra hàng loạt cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

Từ năm 1986, thực hiện chủ trương, đường lối đổi mới, đa dạng hóa các thành phần kinh tế, huyện Thủ Đức đã từng bước phát triển, mở rộng các cơ sở sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, hình thành các khu công nghiệp tập trung quy mô lớn như: Khu Chế xuất Linh Trung I, II; Khu Công nghiệp Bình Chiểu…

Từ năm 1997 đến nay, sản xuất công nghiệp được ưu tiên phát triển theo hướng hiện đại, từng bước tăng dần các ngành, lĩnh vực ứng dụng khoa học công nghệ cao, đồng thời thúc đẩy sự hình thành và phát triển hoạt động dịch vụ gắn với công nghiệp. Cùng với sự phát triển của công nghiệp, đội ngũ công nhân Thủ Đức ngày càng lớn mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng. Hiện nay, Thủ Đức trở thành địa phương hấp dẫn các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước đến làm ăn lâu dài trên vùng đất này.

Ngành thương mại tại Thủ Đức phát triển từ rất sớm. Chợ Thủ Đức tuy không lớn nhưng vẫn là trung tâm mua bán tấp nập, có sức hấp dẫn khách hàng trong và ngoài khu vực, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân. Ngoài chợ Thủ Đức ở khu trung tâm, còn có nhiều chợ truyền thống cho thấy quy mô hoạt động thương mại tại đây. Cùng với định hướng phát triển thương mại của Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2002, Thủ Đức đã xây dựng và đưa vào khai thác Chợ đầu mối Nông sản, thực phẩm Thủ Đức, nơi chuyên cung cấp sỉ các loại nông sản, thực phẩm cho cả nước.

Những năm gần đây, hoạt động thương mại – dịch vụ trên địa bàn thành phố Thủ Đức chuyển dần theo hướng hiện đại. Các loại hình dịch vụ ngày càng phát triển đa dạng như: Dịch vụ tài chính – tín dụng – ngân hàng, giáo dục, việc làm, vui chơi giải trí… Các trung tâm thương mại, siêu thị quy mô lớn và mạng lưới các cửa hàng tiện ích được hình thành và phát triển, không chỉ đáp ứng nhu cầu mua sắm mà còn phục vụ đời sống văn hóa tinh thần của người dân. Lĩnh vực thương mại – dịch vụ ngày càng góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của thành phố Thủ Đức

1.4. Thủ Đức đa dạng làng nghề, hoạt động kinh tế

Nghề làm nem là một nghề gia truyền, để thu hút thực khách đòi hỏi mỗi lò đều phải có bí quyết độc đáo riêng. Thế cho nên, giữa những thương hiệu nem có tiếng cả nước như nem Ninh Hòa (Khánh Hòa), nem chợ Huyện (Bình Định), nem Lai Vung (Đồng Tháp)… thì nem Thủ Đức (TP.HCM) vẫn có chỗ đứng riêng mê hoặc thực khách mỗi lần ghé đến Thủ Đức.

Nghề làm gốm đã có từ xưa. Những sản phẩm lu, hũ, khạp, đèn, tô, chén, muỗng, đĩa, khay trà, hũ, lư hương, bình trà, bình cắm hoa… luôn quen thuộc, hiển diện trong cuộc sống mỗi nhà. Cũng vì thế mà nghề gốm ở đây phát triển khá sớm.

Làng nghề trồng mai Thủ Đức nổi tiếng nhiều năm qua. Mỗi khi nhắc đến mai giảo (mai vàng, có 9 cánh), nhiều người nghĩ đến vùng Thủ Đức.

2. Những công trình kiến trúc và cơ sở hạ tầng tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh – Thủ Đức

2.1. Khu Công viên Lịch sử Văn hóa Dân tộc

Với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, đặc biệt là của những người con phương Nam đất Việt. Năm 1992, Ban Thường vụ Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng một công trình lịch sử – văn hóa, nhằm tái hiện những cột mốc lịch sử – văn hóa của dân tộc làm điểm tựa cho công tác giáo dục lý tưởng, phát huy truyền thống dân tộc trong thế hệ trẻ và tạo điều kiện giới thiệu giao lưu văn hóa Việt Nam với nước ngoài. Được sự chấp thuận của Chính phủ, ngày 16 tháng 8 năm 1993, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quyết định số 1229/QĐ-UB-NC về thành lập Ban Nghiên cứu, Xây dựng và Quản lý quần thể công trình Lịch sử – Văn hóa dân tộc.

Trải qua nhiều hội nghị, hội thảo khoa học, nhiều đoàn đi khảo sát thực địa, nhiều cuộc họp nghiên cứu, thẩm định đồ án quy hoạch thiết kế và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định, ngày 8 tháng 5 năm 1997 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 298/TTg chính thức phê duyệt Dự án tiền khả thi Công viên Lịch sử – Văn hóa dân tộc và giao Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xác định cơ quan tổ chức quản lý thích hợp giúp thành phố tổ chức quản lý, chỉ đạo thực hiện dự án, thực hiện công tác bồi thường thu hồi đất và công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng các dự án khả thi chi tiết trong từng khu chức năng, Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2.000 Công viên Lịch sử – Văn hoá dân tộc.

Theo Quyết định được duyệt, Công viên Lịch sử – Văn hóa dân tộc có tổng diện tích đất xây dựng 408 ha, gồm 381 ha thuộc phường Long Bình, thành phố Hồ Chí Minh và 27 ha thuộc xã Bình An, huyện Thuận An (nay là phường Bình Thắng, thành phố Dĩ An), tỉnh Bình Dương với các mục tiêu xây dựng là:

– Làm điểm tựa giáo dục lịch sử truyền thống dân tộc cho nhân dân, nhất là cho thế hệ trẻ (ở trong nước và đồng bào nước ngoài về thăm quê hương), góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

– Tạo điều kiện giao lưu văn hóa trong nước và giới thiệu về văn hóa Việt Nam với nước ngoài; tăng cường tính phong phú đa dạng trong đời sống tinh thần của nhân dân thành phố.

– Tạo nên một cảnh quan thiên nhiên thoáng rộng, góp phần cân bằng sinh thái cho môi trường của thành phố; một mặt giới thiệu có chọn lọc những sự kiện lịch sử và công trình văn hóa tiêu biểu của dân tộc Việt Nam; mặt khác, xây dựng một khu làng văn hóa dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Tại đây diễn ra các hoạt động văn hóa nhằm giới thiệu những lễ hội truyền thống, những phong tục tập quán, những trò chơi dân tộc thích hợp với mọi lứa tuổi.

– Qua việc tái hiện và giới thiệu lịch sử – văn hóa dân tộc Việt Nam sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu giao lưu văn hóa trong nước và ngoài nước; đồng thời, mang lại những hiệu quả về kinh tế, văn hóa, xã hội cho thành phố và khu vực. Quy hoạch xây dựng gồm 4 phân khu chức năng như sau: Khu Cổ đại (Khu I), Khu Trung đại (khu II), Khu Cận hiện đại (Khu III), Khu sinh hoạt văn hóa (Khu IV) bao gồm Cù Lao Bà Sang.

Với quy hoạch thành 4 khu vực nhằm xây dựng các công trình giới thiệu những sự kiện lịch sử và những công trình văn hóa tiêu biểu của dân tộc từ thời các Vua Hùng dựng nước đến thời đại Hồ Chí Minh. Đồng thời, xây dựng các công trình sinh hoạt văn hóa, vui chơi giải trí và cảnh quan.

Thủ Đức còn có những công trình cơ sở hạ tầng trọng điểm:

* Đại lộ Phạm Văn Đồng: Có chiều dài hơn 12 km. Điểm đầu nối từ ngã năm Nguyễn Thái Sơn, quận Gò Vấp và điểm cuối tuyến là nút giao thông Linh Xuân.

* Tuyến Metro Thành phố Hồ Chí Minh đi qua thành phố Thủ Đức nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của cư dân trong toàn bộ thành phố được thuận lợi. Theo kế hoạch này, Chính phủ đã phê duyệt 8 tuyến Metro sẽ kết nối tất cả các quận và huyện trong TP.HCM. Đây là bước tiến quan trọng trong việc cải thiện hạ tầng giao thông công cộng của thành phố.

2.2. Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ chí Minh

Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập ngày 24 tháng 10 năm 2002, tọa lạc tại cửa ngõ Đông Bắc của thành phố Hồ Chí Minh, nằm trên đường Võ Nguyên Giáp, cách trung tâm thành phố khoảng 12km. Nơi đây tập trung các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao như: Ví điện tử – Công nghệ thông tin – Viễn thông, Cơ khí chính xác – Tự động hóa, Công nghệ sinh học áp dụng trong dược phẩm và môi trường, Năng lượng mới – Vật liệu mới – Công nghệ Nano.

Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đã có nhiều công ty trong và ngoài nước đầu tư xây dựng nhà máy, trong đó đáng kể nhất là Nidec của Nhật Bản đầu tư 1 tỷ USD, hãng Intel của Hoa Kỳ cũng đã được cấp phép đầu tư 1 tỷ USD năm 2006; tập đoàn Air Liquide của Pháp, nhà cung cấp hàng đầu trong lĩnh vực khí công nghiệp, y tế và môi trường; Công ty Samsung Electronic Việt Nam cũng có mặt…

Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh đã là thành viên chính thức của Hiệp hội các Công viên Khoa học Thế giới (ISPA), Hiệp hội các Công viên Khoa học Châu Á (ASPA). Ngoài ra, Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh đã hình thành được mối quan hệ quốc tế với các tổ chức Amcham, Eurocham, Jestro,… và các trường đại học lớn viện nghiên cứu, tổ chức quốc tế…

2.3. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh thành lập ngày 27/01/1995 và chính thức ra mắt ngày 06/02/1996. Quy hoạch của Đại học này được hình thành từ quy hoạch Làng Đại học Thủ Đức do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế và bắt đầu xây dựng từ những năm 1960. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh được xây dựng trên thành phố Thủ Đức (thuộc Thành phố Hồ Chí Minh) và thành phố Dĩ An (thuộc Thành phố Bình Dương).

Hiện tại Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh có 07 đơn vị thành viên; : Cùng với Đại học Nông Lâm, Đại học An Ninh, Đại học Thể dục thể thao, nơi đây là trung tâm lớn nhất cả nước trong việc đào tạo phục vụ xây dựng và phát triển đất nước.