Người lao động dưới 18 tuổi được coi là lao động chưa thành niên, sử dụng lao động này các doanh nghiệp cần lưu ý:
Người lao động dưới 18 tuổi được coi là lao động chưa thành niên, sử dụng lao động này các doanh nghiệp cần lưu ý:
Khi sử dụng người lao động có độ tuổi từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi làm việc thì người sử dụng lao động phải đảm bảo đáp ứng thời gian làm việc và các công việc được quy định tại Khoản 2 Điều 146, Điều 147 và Điều 9 Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH, cụ thể như sau: “Thời gian làm việc của người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi không được quá 08 giờ làm việc việc trong một ngày và không quá 40 giờ làm việc trong một tuần. Người sử dụng lao động chỉ được quyền sử dụng dụng nhóm đối tượng lao động này làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm với một số công việc nhất định được quy định theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành, cụ thể được ban hành tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH.”
Người sử dụng lao động không được phép sử dụng người lao động có độ tuổi từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi đối với những công việc sau đây:
Người sử dụng lao động không được phép sử dụng người lao động có độ tuổi từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi làm việc trong các môi trường làm việc như sau:
Xem thêm: Tìm hiểu các quy định tạm hoãn hợp đồng lao động doanh nghiệp cần biết
Theo Bộ luật lao động thì tuổi lao động được tính từ đủ 15 tuổi đến thời điểm nghỉ hưu. Trong khi đó tuổi nghỉ hưu được xác định như sau
1. Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.
2. Người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 năm so với quy định tại khoản 1.
Như vậy độ tuổi lao động là 15 - 60 tuổi đối với nam và 15 - 55 tuổi đối với nữ. Trường hợp người lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 năm.
Theo quy định mới tại Bộ luật lao động năm 2019 thì tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 quy định độ tuổi lao động tối thiểu tại Việt Nam là 15 tuổi trừ một số trường hợp đặc biệt quy định tại Mục 1 Chương XI Bộ luật Lao động 2019.
Điều 143 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định lao động chưa thành niên như sau:
“1. Lao động chưa thành niên là người lao động chưa đủ 18 tuổi.
2. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được làm công việc hoặc làm việc ở nơi làm việc quy định tại Điều 147 của Bộ luật này.
3. Người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi chỉ được làm công việc nhẹ theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
4. Người chưa đủ 13 tuổi chỉ được làm các công việc theo quy định tại khoản 3 Điều 145 của Bộ luật này.”
Xem thêm: Bật mí 2 loại hợp đồng lao động và hình thức ký kết doanh nghiệp cần nắm rõ
Khoản 4 Điều 18 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định:
“Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên.
b) Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó.
c) Người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó.
d) Người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết hợp đồng lao động.”
Như vậy, người từ đủ 15 tuổi dưới 18 tuổi có quyền tự mình giao kết hợp đồng lao động, tuy nhiên, cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật bằng văn bản như cha, mẹ ,ông, bà ,… Ví dụ: Người lao động từ 15 – 18 tuổi khi ký hợp đồng lao động phải nộp kèm văn bản đồng ý của cha hoặc mẹ.
Từ ngày 01/01/2018 trở đi, thay đổi điều kiện hưởng lương hưu đối với người về hưu trước tuổi. Theo đó, người lao động khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên, được hưởng lương hưu với mức thấp hơn trong trường hợp bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80% thì phải đủ điều kiện về tuổi đời như sau:
Riêng trường hợp người lao động đã có thời gian đóng Bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm trở lên, trong đó có từ đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì không kể tuổi đời.
Theo quy định mới tại Bộ luật lao động năm 2019 thì tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Theo báo cáo của Viện Dân số Bán đảo Triều Tiên vì Tương lai, số người từ 15 đến 64 tuổi tại Hàn Quốc với mức 36,57 triệu người vào năm 2023, dự kiến sẽ giảm xuống còn 27,17 triệu người vào năm 2044. Báo cáo cũng cho thấy số học sinh năm thứ nhất tiểu học (430.000 vào năm 2023), sẽ giảm gần một nửa xuống còn 220.000 vào năm 2033.
Số người chết dự kiến sẽ lên tới 746.000 người vào năm 2060, so với số ca sinh ước tính chỉ là 156.000 em bé, dẫn đến dân số tự nhiên giảm 590.000 người.
Theo đó, tổng dân số Hàn Quốc ước tính đạt 51,71 triệu người vào năm 2023, được dự báo sẽ giảm xuống còn 39,69 triệu người vào năm 2065.
Các chuyên gia cho rằng sự suy giảm dân số trong độ tuổi lao động sẽ gây tổn hại đến hoạt động sản xuất và tiêu dùng, dẫn đến sự sụp đổ của thị trường trong nước. Nó cũng sẽ làm tăng gánh nặng hỗ trợ cho người cao tuổi, dẫn đến suy thoái kinh tế và tăng trưởng thấp kéo dài.
Hàn Quốc đang phải vật lộn với tỷ lệ sinh thấp kéo dài, với tỷ lệ sinh (số trẻ em sinh ra trên mỗi phụ nữ trong suốt cuộc đời), đạt mức thấp kỷ lục 0,72 vào năm 2023. Con số này thấp hơn nhiều so với mức sinh 2,1 trên mỗi phụ nữ, là tỷ lệ cần thiết để duy trì dân số ổn định mà không cần nhập cư.
Vào tháng 2/2024, chỉ có 19.362 trẻ sơ sinh tại Hàn Quốc được sinh ra, đánh dấu con số thấp nhất trong tháng 2 kể từ khi cơ quan thống kê Hàn Quốc bắt đầu thu thập dữ liệu vào năm 1981.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Điều 28 nghị định số 28/2020/NĐ-CP quy định việc sử dụng người lao động chưa thành niên khi có một trong các hành vi được quy định tại các khoản c điều này thì có thể bị xử phạt từ 1.000.000 – 75.000.000 đồng tùy theo mức độ và hành vi vi phạm.
Trường hợp người sử dụng lao động đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 quy định đối với người lao động về tội “vi phạm quy định về sử dụng người lao động dưới 16 tuổi” có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt nặng nhất đến 12 năm theo quy định tại điều 296 Bộ luật này.
Trong hành trình tìm kiếm việc làm, việc nắm vững thông tin về độ tuổi lao động tối thiểu và quy định về tuổi ký hợp đồng sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị tốt cho sự nghiệp của mình. Hy vọng bài viết trên của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h đã mang đến những thông tin hữu ích về độ tuổi lao động, đặc biệt là các bạn trẻ đang tìm kiếm cơ hội việc làm. Đừng quên theo dõi các chủ đề mới nhất được cập nhật liên tục trên Việc Làm 24h để biết thêm thông tin nhé!
Xem thêm: Người lao động muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng cần lưu ý những gì?