Ngày Anh Đi Trời Đổ Cơn Mưa

Ngày Anh Đi Trời Đổ Cơn Mưa

Học phí sau khi trừ học bổng còn 11.662+ USD/năm

Học phí sau khi trừ học bổng còn 11.662+ USD/năm

Chương trình Giao lưu Văn hóa Mỹ bậc THPT

Chỉ đóng phí hành chính 10.200 USD cho dịch vụ sắp xếp nơi ở, quản lý và hỗ trợ sinh viên suốt năm học

Kịch tính từ giai đoạn vòng bảng

Như thường lệ, VCS 2024 mùa Xuân là sự kiện đánh dấu mùa giải mới của Liên Minh Huyền Thoại Esports Việt Nam và tìm ra đội tuyển đến với MSI 2024. Xuyên suốt gần 2 tháng tranh tài, giai đoạn vòng bảng đã mang đến khá nhiều bất ngờ ở nhiều lượt trận. Thậm chí, giới chuyên môn đánh giá hiếm khi nào mà khán giả được chứng kiến mùa giải căng thẳng và hồi hộp như vậy.

Trước mùa giải, GAM Esports và Team Whales nghiễm nhiên được coi là ứng viên hàng đầu cho chức vô địch. Nhưng tại vòng bảng, đoàn quân của HLV Archie lại chưa thể hiện được hình ảnh hủy diệt ngày nào, trong khi các học trò của HLV Yuna lại chưa thể tận dụng được cơ hội để vươn cao trên BXH.

Không những vậy, các đội tuyển còn lại ở giải đều thể hiện được khát khao và quyết tâm rõ rệt, gây ra rất nhiều khó khăn cho những cái tên được đánh giá cao hơn. Thành tích trồi sụt của từng đội càng khiến mọi thứ trở nên khó lường tại giải vô địch LMHT quốc gia Việt Nam.

Song, điều bất ngờ nhất chính là thông tin giải phải tạm hoãn và thông báo 32 cá nhân phải tạm dừng các hoạt động thể thao điện tử do nghi vấn vi phạm điều lệ giải. Tuy vòng bảng bất đắc dĩ khép lại, nhưng động thái này của ban tổ chức được xem là bước đi cứng rắn trong khâu quản lý giải đấu, nhằm đề cao tính minh bạch và fair-play trong thi đấu thể thao. Quyết định này dường như cũng khiến một bộ phận khán giả thất vọng, nhưng phần lớn người hâm mộ vẫn dành sự ủng hộ cho giải đấu họ yêu quý.

Tưởng như VCS 2024 mùa Xuân sẽ khép lại ê chề, thì những thông tin chuyển nhượng trước vòng chung kết đã mang lại luồng sinh khí mới. Việc các cựu binh liên tục trở lại ở cả 4 đội tuyển đã khiến cho khán giả cứ ngỡ sắp được theo dõi giải All-Star đích thực. HLV SofM đích thân ra trận, Optimus tái xuất, đôi bạn thân BigKoro và Palette trở lại để đối đầu nhau, đều là những kịch bản mà không ai ngờ được. Với giới chuyên môn lẫn cả người hâm mộ, VCK VCS 2024 mùa Xuân vừa qua là không thể bỏ lỡ.

Thực vậy, ngay từ trận đầu tiên của vòng chung kết, nơi ĐKVĐ GAM Esports bất ngờ thua 0-2 trước Viking Esports, lượng khán giả lập tức bùng nổ và liên tục “giữ nhiệt” cho tới trận đấu cuối cùng. Thậm chí, chính GAM và VKE đã cùng tạo nên trận chung kết tổng mãn nhãn để phân định ngôi vương VCS 2024 mùa Xuân. Theo trang thống kê Esport Charts, trận chung kết tổng đã ghi nhận 312.500 người xem trực tiếp cùng thời điểm, chỉ cách con số kỷ lục hồi giải VCS 2020 Mùa Xuân gần… 20.000 người.

Dù sao, đây cũng là thành tích đáng ghi nhận của giải đấu sau 4 năm, nhất là trong bối cảnh các đội tuyển bị sứt mẻ đội hình. Việc áp dụng mô hình co-stream dành cho những Influencer từ VCS 2023 Hoàng Hôn đến nay cũng gặt hái thành quả. Đơn cử, người hâm mộ vừa qua có tối thiểu 8 kênh theo dõi giải đấu, tính cả hệ thống kênh chính thức VCS và các kênh co-stream bao gồm BLV Hoàng Luân, BLV Văn Tùng, SofM, Optimus hay Thầy Giáo Ba. Mỗi nhân vật này cũng góp lượng khán giả không nhỏ cho giải và còn mang tới nhiều nội dung thú vị, mang bản sắc của riêng họ.

Bản thân các đội tuyển đã làm tốt vai trò chuyên môn của mình và cống hiến cho khán giả vòng chung kết đáng xem qua từng diễn biến. Và sau cùng, GAM Esports đã mang chức vô địch VCS thứ 10 về phòng truyền thống, nối dài mạch thống trị 5 mùa giải liên tiếp.

Danh hiệu này không chỉ đáng nhớ vì xuất hiện ở năm thứ 10 kỷ niệm thành lập đội tuyển, mà còn vô cùng thuyết phục khi họ lần lượt vượt qua những sự cạnh tranh quyết liệt đến từ các cựu binh tinh nhuệ như Optimus hay SofM. Cả hai đã lần lượt biến Team Whales rồi Viking Esports thành những đối trọng thách thức bản lĩnh của GAM Esports. Cũng bởi lẽ đó, VCS 2024 mùa Xuân đã trở thành mùa giải để lại nhiều cung bậc cảm xúc nhất với người hâm mộ LMHT Việt Nam.

(KTSG) - Năm 2024, triển vọng thương mại toàn cầu được dự báo chưa thật sự khởi sắc. Tuy nhiên, những tín hiệu phục hồi tích cực của một số thị trường chủ lực như Mỹ, EU... đã đem lại sự lạc quan cho ngành xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam.

Năm 2023, giá trị xuất khẩu hàng gỗ và lâm sản của Việt Nam đạt khoảng 14,5 tỉ đô la Mỹ, giảm hơn 15% so với năm 2022. Đây là mức giảm mạnh nhất trong 20 năm qua của ngành hàng này. Bước sang năm 2024 mặc dù còn nhiều khó khăn trước mắt, nhưng triển vọng của ngành chế biến, xuất khẩu gỗ đã có những tín hiệu tích cực.

“Lấy lại phong độ” ngay từ đầu năm mới

Theo các số liệu của Hiệp hội Chế biến gỗ TPHCM (HAWA), thị trường gỗ đang phục hồi trở lại ngay từ tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,5 tỉ đô la Mỹ, tăng tới 72,5% so với cùng kỳ năm 2023. Hiện đơn hàng tại nhiều doanh nghiệp đã phục hồi tới 80-90%. Có doanh nghiệp đã có đơn hàng đến giữa năm nay.

Ông Lê Hà Trọng Châu, Phụ trách kinh doanh Công ty TNHH Đức Thiện, cho biết doanh nghiệp đã có đơn hàng đến tháng 6-2024. Với những diễn biến hiện tại, công ty dự kiến trong năm 2024 sẽ đạt mức tăng trưởng xuất khẩu khoảng 20%.

“Đây là kết quả tích cực của ngành hàng. Trong điều kiện cực kỳ khó khăn bởi chiến tranh, căng thẳng ở Biển Đỏ khiến chuỗi cung ứng hàng hóa bị gián đoạn mà mặt hàng đồ gỗ vẫn tăng kim ngạch là rất đáng mừng và chúng tôi hy vọng rằng trong năm nay việc xuất khẩu gỗ sẽ tốt hơn”, ông Trần Quốc Mạnh, Phó chủ tịch Hiệp hội hàng Thủ công mỹ nghệ, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Phát triển Sản xuất Thương mại Sài Gòn (Sadaco), đánh giá.

Phân tích cơ sở của kỳ vọng này, ông Mạnh cho biết, gần đây dấu hiệu lạm phát ở Mỹ - thị trường nhập khẩu lớn nhất mặt hàng từ gỗ Việt Nam - đã bớt gay gắt hơn. Thêm vào đó, hàng tồn kho ở nước này được tích lũy trước dịch tới nay đã bán gần hết và nhà mua hàng sẽ quay vòng để đặt hàng trở lại trong năm 2024, đặc biệt là quí 3 năm nay. Chính những tín hiệu này tạo hy vọng, củng cố niềm tin cho doanh nghiệp rằng đơn hàng sẽ quay trở lại.

Có đồng quan điểm với ông Mạnh, ông Điền Quang Hiệp, Tổng giám đốc Công ty TNHH Minh Phát 2, cũng cho biết: “So với năm ngoái, hiện các đơn hàng cho quí 1-2024 của doanh nghiệp đã tạm ổn. Mặc dù thị trường chung còn khó khăn nhưng Việt Nam có lợi thế đối ngoại rất tốt nên đối tác vẫn chọn chúng ta để mua hàng”.

Mặc dù có tín hiệu phục hồi tích cực song theo bà Phan Thị Thắng, Thứ trưởng Bộ Công Thương, triển vọng thương mại toàn cầu trong năm 2024 được dự báo chưa thật sự khởi sắc, tiếp tục tác động không thuận lợi tới hoạt động xuất khẩu của nhiều ngành hàng, trong đó có sản phẩm gỗ và lâm sản.

Thực tế, nhiều doanh nghiệp cũng cho rằng vẫn cần cảnh giác với bối cảnh thế giới đầy biến động khi tăng trưởng kinh tế toàn cầu thấp, cầu tiêu dùng toàn cầu còn yếu, nhiều quốc gia tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt.

Cùng với đó, ngành gỗ vẫn đối mặt với những thách thức lớn khi rào cản thương mại nước ngoài ngày càng khắt khe, các chứng chỉ về quản lý rừng bền vững hay chứng chỉ giảm phát thải carbon buộc nhà chế biến sản xuất sản phẩm gỗ phải tuân thủ khi muốn xuất hàng sang thị trường các nước. Ngoài ra, xu hướng thị trường xuất khẩu gỗ hiện đã có nhiều thay đổi khi doanh nghiệp chỉ nhận được đơn hàng theo thời gian ngắn và nhà nhập khẩu yêu cầu cao hơn về mẫu mã, chất lượng.

“Đơn hàng hiện khác trước rất nhiều, không còn xuất khẩu ồ ạt hàng chục container mà thay vào đó doanh nghiệp tập trung vào hàng mẫu để phù hợp với nhu cầu của thị trường. Việc làm hàng mẫu khá tốn kém và đòi hỏi nhân sự giỏi cũng là một vấn đề doanh nghiệp phải giải quyết”, ông Trần Quốc Mạnh, Chủ tịch HĐQT Công ty Sadaco, nói.

Trong khi đó, theo ông Điền Quang Hiệp, đáng quan ngại hơn là sự gián đoạn của vận tải liên quan khu vực Biển Đỏ đang làm đội chi phí vận chuyển hàng đi châu Âu. “Đầu ra của sản phẩm gỗ vốn đã khó thì nay lại càng khó hơn và điều quan trọng với doanh nghiệp lúc này phải thận trọng, bình tĩnh để đưa ra chiến lược kinh doanh có hiệu quả”, ông Hiệp nói.

Nói đến vấn đề này, ông Trần Quốc Mạnh cho biết thêm, thực tế không chỉ cước tàu biển đi châu Âu bị đội lên mà ngay cả thị trường Mỹ cũng đã tăng trên 200% so với trước, tăng từ mức 1.000 đô la Mỹ/cont lên 4.000 đô la Mỹ/cont 40 feet, trong khi đó cả hai thị trường này đều là thị trường chủ lực của ngành xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam. Một thách thức khác là thời gian giao hàng đang bị kéo dài hơn trước đây và số container rỗng quay lại cũng khan hiếm và tất cả những điều này đang tạo áp lực rất lớn cho doanh nghiệp.

Buộc phải thích nghi để tồn tại

Tuy vậy, đối với các doanh nghiệp gỗ, năm 2024 là năm thứ 3 của giai đoạn khó khăn. Lúc này doanh nghiệp không thể nói “đứng trước khó khăn” mà buộc phải “thích nghi” với khó khăn. Vì vậy, theo các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ, vấn đề hiện nay của họ là làm sao để nhà máy tiếp tục tồn tại, phát triển.

Với Sadaco, ông Trần Quốc Mạnh cho biết doanh nghiệp không đánh mạnh vào các đơn hàng dài hạn như trước đây, mà thay vào đó làm các đơn hàng ngắn hạn, làm hàng mẫu theo yêu cầu của khách hàng.

“Xu hướng thị trường xuất khẩu gỗ hiện đã có nhiều thay đổi. Do đó, việc tham gia xúc tiến thương mại sẽ giúp doanh nghiệp cập nhật xu hướng mới, nắm bắt thị hiếu của khách hàng để có những chiến lược kinh doanh phù hợp. Và qua các hội chợ, chúng tôi đã tìm được khách hàng, đi đến những ký kết hợp đồng sau đó”, ông Mạnh nói.

Bàn về câu chuyện chiến lược thích nghi cho ngành gỗ, ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch HAWA, cho rằng chuyển đổi từ sản xuất gia công (OEM) sang phát triển sản phẩm có thiết kế riêng (ODM) để nâng cao giá trị sản phẩm gỗ, nội thất “made in Việt Nam” là một trong những mục tiêu trọng yếu đặt ra hiện nay.

“Thay vì gia công vài đô la Mỹ/món hàng, tại sao chúng ta không tự thiết kế và sản xuất để có những món hàng giá trị vài trăm đô la? Điều cốt lõi này nằm ở giá trị thiết kế, mà người Việt Nam hoàn toàn làm được”, ông Khanh nhấn mạnh.

Nói về xu hướng đầu tư cho thiết kế trong ngành gỗ, nội thất hiện nay, ông Nguyễn Chánh Phương, Phó chủ tịch HAWA, cũng cho biết trong năm 2023 đã nổi lên một số doanh nghiệp gặt hái được thành công nhờ đầu tư vào thiết kế, cá biệt có doanh nghiệp đạt mức tăng trưởng trên 300%.

Ông Phương cũng chỉ rõ rằng để có nhiều đơn hàng có giá trị cao, nhiều doanh nghiệp từ năm ngoái đã đầu tư vào tham gia hội chợ, đặc biệt là hội chợ quốc tế. Cụ thể, để tham gia các hội chợ quốc tế, các doanh nghiệp phải có những thiết kế riêng, đặc sắc, các thiết kế đặc sắc của mình sẽ tạo thêm giá trị gia tăng vượt trội.

Trên thực tế, sự đầu tư này cũng được thể hiện rõ tại HAWA EXPO 2024 vừa diễn ra khi các gian hàng có sự vượt trội về mức độ “chịu chi” với rất nhiều mẫu mã mới, chất lượng được nâng cao, nhiều thiết kế riêng được giới thiệu tới các khách hàng Mỹ, châu Âu... Các doanh nghiệp cho biết sẽ tiếp tục đi vào chiều sâu, tập trung trưng bày những sản phẩm thể hiện kỹ thuật cao với những thiết kế độc quyền, giúp khách hàng dễ dàng nhận diện năng lực của doanh nghiệp.

Có thể thấy, vẫn còn đó nhiều khó khăn ngành gỗ năm 2024 sẽ chưa thể lấy được đủ đà để trở lại đỉnh cao của những năm trước. Tuy nhiên, tâm lý doanh nghiệp đã bình tĩnh hơn, nhiều tín hiệu lạc quan đã được ghi nhận để từ đó kỳ vọng “sau cơn mưa bầu trời sẽ sáng trở lại” với ngành hàng đứng thứ 5 thế giới - ngành xuất khẩu gỗ Việt Nam.

"Tháng sáu trời mưa" là một bài thơ của thi sĩ Nguyên Sa sáng tác vào năm 1959. Bài thơ sau đó đã được hai nhạc sĩ Ngô Thụy Miên và Hoàng Thanh Tâm phổ nhạc thành bài hát cùng tên.[1][2][3][4]

Bài thơ "Tháng sáu trời mưa" được nhà thơ Nguyên Sa sáng tác vào năm 1959, bao gồm 32 câu thơ với đề tài tình yêu đôi lứa.[5][6] Trích một đoạn trong bài thơ:

Tháng Sáu trời mưa, trời mưa không ngớt Trời không mưa anh cũng lạy trời mưa Anh lạy trời mưa phong toả đường về Và đêm ơi xin cứ dài vô tận...

Bài thơ được nhạc sĩ Ngô Thụy Miên phổ nhạc vào năm 1984, ca sĩ Hải Lý thể hiện đầu tiên.[7] Trước năm 1975, nhạc sĩ Ngô Thụy Miên sáng tác "Tình khúc tháng sáu" cũng dựa trên ý thơ "Tháng sáu trời mưa" được yêu thích qua giọng hát của ca sĩ Khánh Hà.[5]

Ba năm sau, nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm cũng phổ nhạc cho bài thơ này khi ông còn sống ở thủ đô Canberra, Úc. Vào một buổi chiều tháng sáu ông vào thư viện Quốc gia và tìm thấy tập thơ Nguyên Sa mà ông và bạn bè đã đọc. Những cảm xúc và những kỷ niệm chợt ùa về trong một đêm mưa tháng sáu, Hoàng Thanh Tâm đã sáng tác "Tháng sáu trời mưa".[8]

"Tháng sáu trời mưa" được ca sĩ Thái Hiền thể hiện lần đầu tiên trong album Tình ca Hoàng Thanh Tâm 2, gồm 12 tình khúc mang chủ đề: "Khúc nhạc sầu cho em", phần hòa âm và phối khí của nhạc sư Lê Văn Thiện, do trung tâm Giáng Ngọc phát hành tại Hoa Kỳ năm 1987.[8][9] Ngay khi vừa ra mắt, bài hát đã trở thành hiện tượng và được yêu thích tại hải ngoại. Hai năm sau, Hoàng Thanh Tâm thực hiện album thứ 3 mang chủ đề "Tháng sáu trời mưa" và được Ngọc Lan thể hiện.[10] Một số ca sĩ trong và ngoài nước cũng thể hiện bài hát này như Đàm Vĩnh Hưng, Quang Dũng, Julie Quang, Ngọc Anh, Thanh Lan.[5][11]

Nhạc phẩm "Tháng sáu trời mưa" của Hoàng Thanh Tâm thường bị nhầm lẫn với sáng tác của Ngô Thụy Miên và ngược lại. Bản nhạc của Ngô Thụy Miên ít phổ biến, có giai điệu nhẹ nhàng, chậm rãi và ca từ có nhiều điểm khác.[12][5]

Nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm từng chia sẻ khi phổ nhạc bài thơ "Tháng sáu trời mưa" ông không hề biết trước đó nhạc sĩ Ngô Thụy Miên cũng từng phổ nhạc bài thơ này vào năm 1984.[13][8]

Job Offer là một Thư mời nhận việc từ nhà tuyển dụng của Úc hoặc Canada (thường là Doanh nghiệp), trong đó mời một cá nhân làm việc cho một vị trí cụ thể. Thư này thường đi kèm với các nội dung chi tiết như: Mô tả công việc, thời gian làm việc (toàn thời gian hoặc bán thời gian), mức lương và điều kiện làm việc.

Job Offer thực sự là một cột mốc quan trọng trong hành trình xin việc và định cư tại Úc và Canada. Dưới đây là một vài Job Offer nổi bật mà khách hàng của DSS GROUP nhận được trong thời gian gần đây:

Anh P.X.H nhận được Job Offer vị trí Beauty Therapist sau buổi phỏng vấn trực tiếp với Chủ doanh nghiệp Úc vùng Dama ngay tại Việt Nam.

Anh Đ.Q.T nhận được được Job Offer vị trí thợ sửa chữa ô tô (Motor Mechanic) theo visa 482 mã ngành ANZSCO 321211 từ doanh nghiệp Úc sau buổi phỏng vấn ngày 23/10/2024.

Chị N.T.H nhận được job Offer từ chủ bảo lãnh chỉ sau 1 ngày kể từ khi phỏng vấn. Job Offer đi theo diện Visa lao động – Work permit Canada ngành Kỹ thuật viên nail (Nail technician) – mã ngành NOC 63211 từ một hệ thống chuỗi nail lớn tại Barrie, Ontario, Canada.

Chị N.T.M.H đã nhận được Job Offer từ một nhà hàng lớn chuyên về món Thái ở Moncton, New Brunswick sau một tuần phỏng vấn. Đi theo diện Visa lao động – Work permit Canada ngành cook (Bếp) – mã ngành NOC 63200.

Anh V.T.K đã xuất sắc khi nhận được Job Offer từ một nhà hàng uy tín tại thành phố Saskatoon thuộc bang Saskatchewan nên dễ định cư sau này hơn.  Job Offer anh V.T.K nhận được theo diện Visa lao động – Work permit Canada ngành cook (Bếp) – mã ngành NOC 63200.

Anh T.D.N nhận được Job Offer vị trí Kitchen Helper – mã ngành NOC 65201 tại Alberta, Canada, đi theo diện Visa lao động – Work permit.

Anh N.M.T nhận được job Offer tại một nhà hàng Sushi ở Ontario, Canada với vị trí bếp (Cook) – Mã ngành NOC 63200, đi theo visa Work Permit

Anh N.Q.H nhận được job vị trí bếp (Cook) – Mã ngành NOC 63200 tại một nhà hàng Sushi lớn. Anh đi theo diện visa lao động – visa Work Permit.

Anh N.V.Q nhận được job Offer vị trí nhân viên bảo trì (Building Maintenance Worker) – Mã ngành NOC 73201 tại British Columbia, Canada theo visa lao động – Visa Work Permit.

Chị N.T.M.T nhận được job Offer bếp (Cook) – Mã ngành NOC 63200 tại một nhà hàng BBQ & Nướng tại Canada.

Đây là một vài Job Offer trong thời gian gần đây, nếu bạn muốn đến Úc hoặc Canada làm việc mà chưa biết định hướng như thế nào thì liên hệ ngay DSS để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết nhất. Chúng tôi sẽ đưa ra lộ trình phù hợp với bạn!