Ngành Du Lịch Việt Nam 2019

Ngành Du Lịch Việt Nam 2019

Cùng với kết quả tích cực trong phát triển kinh tế, xã hội của cả nước, năm 2019 tiếp tục là một năm thắng lợi của Du lịch Việt Nam. Ngành Du lịch đón trên 18 triệu lượt khách quốc tế, tăng 16,2%; phục vụ 85 triệu lượt khách nội địa, tăng 6%; tổng thu du lịch đạt 755 nghìn tỷ đồng, tăng 18,5% so với năm 2018. Những kết quả đó thực sự ấn tượng khi năm 2019 tăng trưởng khách quốc tế đến Việt Nam cao hơn hẳn mức trung bình toàn cầu (3,8%) và khu vực châu Á và Thái Bình Dương (4,6%).

Cùng với kết quả tích cực trong phát triển kinh tế, xã hội của cả nước, năm 2019 tiếp tục là một năm thắng lợi của Du lịch Việt Nam. Ngành Du lịch đón trên 18 triệu lượt khách quốc tế, tăng 16,2%; phục vụ 85 triệu lượt khách nội địa, tăng 6%; tổng thu du lịch đạt 755 nghìn tỷ đồng, tăng 18,5% so với năm 2018. Những kết quả đó thực sự ấn tượng khi năm 2019 tăng trưởng khách quốc tế đến Việt Nam cao hơn hẳn mức trung bình toàn cầu (3,8%) và khu vực châu Á và Thái Bình Dương (4,6%).

Du lịch hội nghị, triển lãm và sự kiện (MICE)

Nhóm ngành du lịch hội nghị, triển lãm và sự kiện (MICE) nhắm đến tổ chức các sự kiện, hội nghị, triển lãm và các chương trình đào tạo phục vụ nhu cầu của doanh nghiệp và tổ chức. Việt Nam đã và đang trở thành một trong những điểm đến phổ biến cho các sự kiện quốc tế như Hội nghị APEC 2017 và Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên 2019. Các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM đều có nhiều cơ sở hạ tầng và khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế để phục vụ các sự kiện lớn.

Nhóm ngành du lịch chăm sóc sức khỏe cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe như spa, nghỉ dưỡng, điều trị tại các suối nước nóng và trung tâm y tế chuyên khoa. Việt Nam có nhiều khu du lịch nổi tiếng với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe như Đà Lạt, Nha Trang và Phú Quốc. Các cơ sở chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam đều đạt tiêu chuẩn quốc tế và được đánh giá cao bởi chất lượng dịch vụ và chi phí hợp lý.

Nhóm ngành du lịch bền vững tập trung vào các hoạt động du lịch có trách nhiệm với môi trường. Việt Nam đang dần chuyển sang một hình thức du lịch bền vững để bảo vệ các di sản thiên nhiên và đảm bảo sự phát triển bền vững cho các địa phương du lịch. Các hoạt động du lịch bền vững bao gồm:

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về nhân lực trong ngành du lịch, Việt Nam đã và đang phát triển các trường đào tạo ngành du lịch trên toàn quốc. Các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên ngành du lịch đều có chương trình đào tạo đa dạng và chất lượng.

Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, hiện nay có khoảng 100 trường đào tạo ngành du lịch trên toàn quốc, bao gồm các trường công lập và tư thục. Các trường đại học nổi tiếng về ngành du lịch như Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Ngoại thương và Đại học Sài Gòn đều có chương trình đào tạo ngành du lịch đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Các trường đào tạo ngành du lịch tại Việt Nam cung cấp các chương trình đào tạo từ cử nhân, kỹ sư đến thạc sĩ và tiến sĩ về các lĩnh vực như quản lý du lịch, lữ hành, khách sạn và nhà hàng, chăm sóc khách hàng và kinh doanh du lịch. Ngoài ra, các trường còn có các chương trình đào tạo ngắn hạn và các khóa học nâng cao nghiệp vụ cho các nhân viên trong ngành du lịch.

VHO- Không chỉ đón 18 triệu lượt khách quốc tế, các chỉ tiêu khác về khách nội địa và tổng thu du lịch năm 2019, Du lịch Việt Nam cũng xuất sắc vượt qua. Du lịch của một số tỉnh/thành phố trên cả nước đã có sự bứt phá, tạo động lực cho phát triển kinh tế khác.

Tổng thu từ khách du lịch đạt 726.000 tỉ đồng, tăng 17,1%

Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê, ước tính số khách quốc tế đến Việt Nam tháng 12.2019 đạt 1.710.170 lượt khách, giảm 5,5% so với tháng 11.2019 nhưng lại tăng 24,4% so với tháng 12.2018.

Hội An là một trong những điểm đến hấp dẫn của du lịch Việt Nam

Như vậy, tính chung 12 tháng năm 2019, ước tính số khách quốc tế đến Việt Nam đạt 18.008.590 lượt khách, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, lượng khách đến bằng phương tiện đường không đạt 14.377.500 lượt; khách đến bằng phương tiện đường biển đạt 264.110 lượt khách; khách đến bằng phương tiện đường bộ đạt 3.366.970 lượt khách.

Trong đó, 10 thị trường đưa khách đến Việt Nam nhiều nhất là: Trung Quốc đạt 5.806.400 lượt người, Hàn Quốc đạt 4.290.800 lượt người, Nhật Bản đạt 951.960 lượt người, Đài Loan (TQ) đạt 926.750 lượt người, Mỹ đạt 746.170 lượt người, Nga đạt 646.520 lượt người, Malaysia đạt 606.200 lượt người, Thái Lan đạt 509.800 lượt người, Australia đạt 383510 lượt người, Anh đạt 315.080 lượt người.

So với cùng kỳ năm 2018, đa số các thị trường khách năm 2019 đều tăng, trong đó: Thái Lan tăng cao nhất 45,9%; Đài Loan (TQ) tăng 29,8%; Hàn Quốc tăng 23,1%; Indonesia tăng 21,3%; Philippines tăng 18,2%; Trung Quốc tăng 16,9%; Nhật tăng 15,2%; Campuchia tăng 12,3%; Malaisia tăng 12,2% và Bỉ tăng 8,9%... Tuy nhiên, một số thị trường khách giảm như: Hồng Kông (TQ) giảm 40,8%; Lào giảm 17,9%; Phần Lan giảm 5,7%; New Zeland giảm 5,5% và Australia giảm 0,9%.

Ẩm thực là một trong những thế mạnh của du lịch Việt Nam. Năm 2019, Việt Nam được bình chọn là Điểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á

Ước tính số liệu khách du lịch nội địa năm 2019 đạt 85 triệu lượt khách, trong đó có 43,5 triệu lượt khách lưu trú. Tổng thu từ khách du lịch đạt 726.000 tỉ đồng, tăng 17,1% so với cùng kỳ năm 2018.

Theo kế hoạch năm 2019, du lịch Việt Nam ước đón 18 triệu lượt khách quốc tế; phục vụ  85 triệu lượt khách nội địa; tổng thu từ khách du lịch ước đạt hơn 720.000 tỉ đồng. Như vậy, năm 2019, ngành Du lịch đã vượt qua các mục tiêu cụ thể đã đặt ra.

Tính đến nay, ước tính cả nước có 30.000 cơ sở lưu trú du lịch với 650.000 buồng. Đến cuối tháng 12.2019, cả nước có 2.648 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, 26.854 hướng dẫn viên, trong đó có 17.038 hướng dẫn viên du lịch quốc tế, 9.129 hướng dẫn viên du lịch nội địa, 687 hướng dẫn viên du lịch tại điểm.

Năm 2019, Sở Du lịch, Sở VHTTDL các tỉnh/thành phố tiếp tục tăng cường vai trò quản lý nhà nước về du lịch trong việc nâng cao đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, xây dựng và quảng bá sản phẩm, tổ chức liên kết vùng miền, kiểm soát chất lượng dịch vụ.

Khách đến từ nhiều thị trường tăng trưởng mạnh

Thông tin từ các địa phương cho thấy, lượng khách du lịch và tổng thu từ khách du lịch năm 2019 đều tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm 2018. Một số địa phương có kết quả tiêu biểu như sau: Ninh Bình ước đón 7,6 triệu lượt khách (tăng 3% so với cùng kỳ năm 2018), tổng thu từ du lịch đạt 3.600 tỉ đồng; Hải Phòng đón 9 triệu lượt khách (tăng 16,4%) trong đó khách quốc tế đạt 930 nghìn lượt khách (tăng 8,25%); Khánh Hòa ước đón 7,2 triệu lượt khách, trong đó có 3,6 triệu lượt khách quốc tế (tăng 27,5 %); tổng thu du lịch ước đạt 27.100 tỉ đồng (tăng 24,2%); Thừa Thiên Huế ước đón 4,8 triệu lượt (tăng 10,8%), trong đó khách quốc tế ước đạt 2,2 triệu lượt (tăng 12,7%), khách lưu trú ước đạt 2,2 triệu (tăng 5,03%), doanh thu từ du lịch ước đạt 4.900 tỉ đồng (tăng 9,6% so với năm 2018)...

Trong năm 2019, các địa phương trong cả nước tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch, chỉ đạo, đôn đốc các doanh nghiệp xây dựng sản phẩm du lịch, kiểm soát, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch để phục vụ du khách trong các dịp lễ tết, mùa cao điểm, tiêu biểu như: Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng, Khánh Hoà, Ninh Bình, Quảng Nam, Thanh Hóa, Nghệ An...

Du lịch đã tạo động lực phát triển kinh tế ở nhiều tỉnh/ thành trên cả nước

Sau gần 3 năm triển khai Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, du lịch của một số tỉnh/thành phố đã có sự bứt phá, tạo động lực cho phát triển kinh tế như: Hà Giang, Nghệ An, Cần Thơ, Quảng Bình, Bình Định, Phú Yên, Hòa Bình, Lào Cai... Sản phẩm du lịch ngày càng phát triển đa dạng, có nhiều sản phẩm chất lượng cao, tạo cơ sở hình thành một số điểm đến hấp dẫn, các vùng động lực phát triển của du lịch Việt Nam. Nhiều địa phương và doanh nghiệp đã đẩy mạnh thu hút phân khúc thị trường khách du lịch theo một số loại hình du lịch chuyên đề mà Việt Nam có lợi thế. Du lịch MICE (du lịch kết hợp khen thưởng, hội nghị, hội thảo) trở thành thương hiệu thu hút khách quốc tế của Đà Nẵng, Hà Nội, TP.HCM... Tại một số tỉnh Tây Bắc, miền Trung- Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long đang dần trở thành điểm đến hấp dẫn của loại hình du lịch cộng đồng du lịch sinh thái.

Cơ sở hạ tầng du lịch tăng cả về chất lượng và số lượng

Đặc biệt, đầu tư trong lĩnh vực du lịch tăng cả về số lượng và chất lượng với nhiều dự án từ các tập đoàn kinh tế có tiềm lực tài chính: VinGroup, SunGroup, BIM, CEO.... Tropng đó, tập đoàn Vingroup khai trương và đưa vào hoạt động hàng loạt các khách sạn đạt tiêu chuẩn 5 sao tại các tỉnh, thành phố: Khách sạn Vinpearl Luxury Landmark 81 và Đài quan sát Landmark 81 SkyView (TP Hồ Chí Minh), Vinpearl Hotel Imperia, Vinpearl Hotel Rivera (Hải Phòng).

Liên kết vùng miền trong phát triển du lịch cũng được quan tâm, thúc đẩy thông qua các hội nghị hợp tác phát triển: Liên kết du lịch 3 địa phương Quảng Nam – Đà Nẵng – Thừa Thiên Huế; Hội nghị liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa TP.HCM và 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long; Hội nghị liên kết hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng; Hội nghị kết nối du lịch Hà Tĩnh với các tỉnh Tây Nguyên; Tọa đàm Liên kết, hợp tác phát triển du lịch Hà Nội, Khánh Hòa và Ninh Thuận; Nghệ An phối hợp với Hà Nội tổ chức Hội nghị Kết nối du lịch Bắc Trung Bộ…

Công tác quảng bá, xúc tiến và phát triển sản phẩm du lịch mới có nhiều thay đổi và hiệu quả hơn. Các địa phương tăng cường đầu tư, ứng dụng nền tảng công nghệ vào xúc tiến, quảng bá hình ảnh du lịch địa phương. Nhiều địa phương (Hải Dương, Hải Phòng, Ninh Thuận, Bắc Giang...) đã triển khai đề án du lịch thông minh góp phần nâng cao năng lực quản lý, chất lượng để phát triển sản phẩm du lịch độc đáo, mang tính trải nghiệm và lấy du khách làm trung tâm.

Sản phẩm du lịch đa dạng hướng tới nhiều thị trường

Các địa phương trong cả nước, nhất là các tỉnh trọng điểm về du lịch đã có những chính sách, giải pháp cụ thể, nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, cải cách thủ tục hành chính để thu hút đầu tư vào du lịch, phát triển sản phẩm du lịch đa dạng hướng tới nhiều thị trường mới, kiểm soát và nâng cao chất lượng dịch vụ, góp phần hình thành rõ nét các vùng động lực phát triển của du lịch Việt Nam.

Năm 2020, ngành Du lịch đặt mục tiêu đón khoảng  20,5  triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 90 triệu lượt khách du lịch nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt trên 830.000 tỉ đồng. Ngành cũng sẽ tập trung vào những những nhiệm vụ chính để hoàn thành mục tiêu đó như: Phổ biến và triển khai Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035; Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Ngành Du lịch; Triển khai và đưa Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch vào hoạt động; Tổ chức các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch nhân các sự kiện Năm Chủ tịch ASEAN 2020, Giải đua công thức F1 tại Hà Nội; Xây dựng Thông tư quy định nội dung chương trình tập huấn cho người lái phương tiện và hướng dẫn kỹ năng an toàn cho người tham gia hoạt động vui chơi giải trí dưới nước và Thông tư ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Du lịch; Phối hợp với tỉnh Ninh Bình triển khai các hoạt động trong Năm Du lịch Quốc gia 2020 tại Ninh Bình; Tổ chức xây dựng Quy hoạch hệ thống du lịch đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Tổ chức Hội thảo về mô hình quản lý khu du lịch quốc gia tại Bình Thuận; Hội thảo về quản lý điểm đến; hội nghị doanh nghiệp lữ hành toàn quốc; hội thi hướng dẫn viên du lịch giỏi toàn quốc; Tổ chức điều tra tài nguyên du lịch Việt Nam và nguồn nhân lực du lịch Việt Nam; Phối hợp với các cơ quan có liên quan để triển khai một số nhiệm vụ: phối hợp với đơn vị chức năng của Bộ Công thương để thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch mua sắm qua các trung tâm thương mại; phối hợp với đơn vị chức năng của Bộ Y tế  để thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe bằng y dược cổ truyền; phối hợp với các đơn vị của Bộ Tài nguyên và Môi trường về phát triển du lịch biển đảo; Triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, công nghệ và môi trường; Thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ thuộc Chương trình Hành động Quốc gia về Du lịch và Chương trình Xúc tiến Du lịch Quốc gia năm 2020…

THUÝ HÀ, ảnh: TRUNG KIÊN, PHÙNG HIỀN

Ngành du lịch việt nam ngày nay đã trở thành một ngành kinh tế phát triển nhanh và chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của nhiều quốc gia.Việt Nam được biết đến với các danh lam thắng cảnh nổi tiếng và được thế giới công nhận là di sản văn hóa thế giới như: Vịnh Hạ Long, Phong Nha, Kẽ Bàng, Thánh Địa Mỹ Sơn, Cố Đô Huế, Phố Cổ Hội An… cùng với điều kiện tự nhiên phong phú và đa dạng. Bên cạnh đó Việt Nam còn có một số hệ thống sinh thái rừng nguyên sinh còn chưa được khai thác như Cúc phương ở Ninh Bình, Pù Mát ở Nghệ An .Hơn nữa, Việt Nam còn có nhiều cảnh đẹp như biển Phan Thiết ở Bình Thuận, Nha Trang ở Khánh Hòa, Bãi cháy ở Hạ long, Vũng tàu … điều này thuận lợi cho sự phát triển ngành du lịch ở biển. Vì vậy,Việt Nam đã và đang là điểm đến lý tưởng của du khách quốc tế, để làm được điều đó thì Việt Nam cần phải đẩy mạnh đầu tư và nâng cấp cơ sở hạ tầng ngày càng tốt đẹp hơn, hoàn thiện hơn. Một trong những biện pháp cơ bản để thu hút khách du lịch là tạo ra các dịch vụ hấp dẫn để đáp ứng nhu cầu và sở thích của du khách, cung cấp những thông tin sơ bộ cho khách về đời sống văn hóa của vùng mà khách tham quan, tuy nhiên, nếu sản phẩm hấp dẫn nhưng môi trường du lịch kém thì không tạo được nền tảng vững chắc cho hoạt động du lịch, môi trường du lịch ở đây được hiểu như là môi trường tự nhiên và văn hóa du lịch. Trong những năm qua cùng với sự phát triển du lịch ở nước nhà chúng ta đã làm được khá nhiều việc như là tổ chức mở cửa đón khách du lịch tham quan, bổ sung thêm tư, vật liệu , mở rộng đường bay, mức giá tour ưu đãi, người dân thân thiện hơn. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực cũng còn tồn tại nhiều vân đề giải quyết như nạn ô nhiễm môi trường tại các điểm du lịch, một số các tệ nạn ăn xin, trộm cắp còn đeo bám khách mua hàng … nhiều cơ sở kinh doanh còn bắt chẹt, người dân ở một số nơi vẫn chưa thân thiện với khách, một số chỗ ở dành cho khách nghĩ ngơi vẫn còn chưa được sạch sẽ, chính những điều này đã làm giảm đi hình ảnh của Việt Nam trong con mắt của du khách quốc tế.

Bạn đang xem nội dung tài liệu Ngành du lịch Việt Nam trong tương lai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Ngành du lịch Việt Nam trong thiên niên kỷ mới Tổng quan về du lịch Việt Nam Ngành du lịch việt nam ngày nay đã trở thành một ngành kinh tế phát triển nhanh và chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của nhiều quốc gia.Việt Nam được biết đến với các danh lam thắng cảnh nổi tiếng và được thế giới công nhận là di sản văn hóa thế giới như: Vịnh Hạ Long, Phong Nha, Kẽ Bàng, Thánh Địa Mỹ Sơn, Cố Đô Huế, Phố Cổ Hội An… cùng với điều kiện tự nhiên phong phú và đa dạng. Bên cạnh đó Việt Nam còn có một số hệ thống sinh thái rừng nguyên sinh còn chưa được khai thác như Cúc phương ở Ninh Bình, Pù Mát ở Nghệ An .Hơn nữa, Việt Nam còn có nhiều cảnh đẹp như biển Phan Thiết ở Bình Thuận, Nha Trang ở Khánh Hòa, Bãi cháy ở Hạ long, Vũng tàu … điều này thuận lợi cho sự phát triển ngành du lịch ở biển. Vì vậy,Việt Nam đã và đang là điểm đến lý tưởng của du khách quốc tế, để làm được điều đó thì Việt Nam cần phải đẩy mạnh đầu tư và nâng cấp cơ sở hạ tầng ngày càng tốt đẹp hơn, hoàn thiện hơn. Một trong những biện pháp cơ bản để thu hút khách du lịch là tạo ra các dịch vụ hấp dẫn để đáp ứng nhu cầu và sở thích của du khách, cung cấp những thông tin sơ bộ cho khách về đời sống văn hóa của vùng mà khách tham quan, tuy nhiên, nếu sản phẩm hấp dẫn nhưng môi trường du lịch kém thì không tạo được nền tảng vững chắc cho hoạt động du lịch, môi trường du lịch ở đây được hiểu như là môi trường tự nhiên và văn hóa du lịch. Trong những năm qua cùng với sự phát triển du lịch ở nước nhà chúng ta đã làm được khá nhiều việc như là tổ chức mở cửa đón khách du lịch tham quan, bổ sung thêm tư, vật liệu , mở rộng đường bay, mức giá tour ưu đãi, người dân thân thiện hơn. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực cũng còn tồn tại nhiều vân đề giải quyết như nạn ô nhiễm môi trường tại các điểm du lịch, một số các tệ nạn ăn xin, trộm cắp còn đeo bám khách mua hàng … nhiều cơ sở kinh doanh còn bắt chẹt, người dân ở một số nơi vẫn chưa thân thiện với khách, một số chỗ ở dành cho khách nghĩ ngơi vẫn còn chưa được sạch sẽ, chính những điều này đã làm giảm đi hình ảnh của Việt Nam trong con mắt của du khách quốc tế. Chính vì vậy trong thời gian qua nước ta cũng đã đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế những phần nào ảnh hưởng đến du lịch nói riêng và môi trường nói chung. Ví dụ như trong tháng 10 vừa qua ở Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành Kế hoạch phát triển du lịch TP.HCM năm 2010. Theo đó, năm 2010 ngành du lịch Thành Phố phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu cơ bản, lượng khách quốc tế đến Thành Phố đạt 2.800.000 lượt, tăng 7% so với năm 2009. Khách du lịch nội địa tăng từ 15 - 20%. Tổng doanh thu toàn ngành đạt 40.000tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2009, với kết quả đó nhằm khẳng định vai trò quan trọng của ngành du lịch ở Thành phố Hồ Chí Minh cũng như là khẳng định sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam trong thiên niên kỷ mới này. Những thuận lợi của ngành du lịch Việt Nam Như chúng ta đã biết, để phát triển ngành du lịch việt nam, thì điều kiện trước tiên không thể thiếu là tài nguyên thiên nhiên, bơỉ vì nó là yếu tố nhằm đem lại sự thỏa mản cho khách hang, môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất, tạo mối quan hệ mật thiết với nhau. Khi du lịch ngày càng phát triển thì đồng nghĩa tác động không nhỏ tới môi trường tự nhiên và dần dần phá đi vẻ đẹp tự nhiên của nó, du lịch là một lọai hình ngày càng được ưa chuộng và phát triển với tốc độ nhanh trên phạm vi toàn thế giới, chính vì vậy khi con người khai thác tài nguyên du lịch, thì cần phải quan tâm đến sự tồn tại của môi trường bằng các biện pháp lâu dài, vì khoa học ngày càng phát triển, sự ra đời của máy móc là những vấn nạn về ô nhiễm môi trường và suy thoái hệ sinh khí quyển ngày càng cao. Theo báo dấu chân Việt Nam phát hành ngày 23/04/2006 cho biết, “trong quý đầu năm 2006, Việt Nam đã thu hút hơn một triệu du khách quốc tế, Việt Nam thường được xem như là một điểm đến thân thiện và an toàn và xếp hạng là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất trên thế giới trong thập kỷ tiếp theo, du lịch Việt Nam đã từng bước khẳng định vai trò của nó như là một cường quốc kinh tế hàng đầu”, theo đó ta được biết rằng “Sau khủng hoảng kinh tế khu vực năm 1997, mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, thiên tai và mâu thuẫn ở các khu vực của thế giới, ngành công nghiệp du lịch Việt Nam đang bước vào một giai đoạn phát triển mạnh mẽ.Trong 15 năm qua, lượng khách du lịch đã tăng 20% trung bình mỗi năm, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đã tăng 11 lần, từ 250.000 triệu năm 1990 đến 3,4 triệu năm 2005, ngành công nghiệp du lịch đã thu được hơn 30 tỷ đồng, vượt mức chỉ tiêu đề ra”. Chính vì điều này đã làm cho nền kinh tế xã hội có tiến bộ hơn, nó đã góp phần vào việc xóa đói, giảm nghèo, làm cho mức sống cải thiện, xã hội ngày càng giàu hơn, sự phát triển của du lịch ở đây đã làm cho bộ mặt thành thị và nông thôn thay đổi, ngành công nghiệp du lịch đã tạo ra khả năng tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ cao hơn, thúc đẩy ngành công nghiệp khác để phát triển, khôi phục nhiều lễ hội truyền thống và làng nghề, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả nước và từng địa phương, mở rộng trao đổi giữa các vùng và với nước ngoài, bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự xã hội, thông qua du lịch, nhiều địa điểm lịch sử và văn hóa đã được bảo tồn. Theo như báo dấu chân Việt Nam cũng cho biết thêm rằng “thông qua chính phủ, các ngành công nghiệp du lịch đã phối hợp với các Bộ liên quan và các cơ quan và địa phương xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính, chính sách về du lịch như: Du lịch Pháp lệnh, Luật Du lịch và kế hoạch hành động quốc gia về du lịch. Cho đến nay, đã có hơn 6.000 tổ chức hoạt động trong ngành kinh doanh nhà ở cả nước với hơn 130.000 phòng, trong đó có 18 khách sạn năm sao, 48 khách sạn bốn sao và 300 công ty du lịch quốc tế. Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Đà Nẵng và Hải Phòng các công ty du lịch quốc tế. Tổ chức lại và đổi mới của các doanh nghiệp du lịch nhà nước đã được cải thiện, chính phủ đã tài trợ 2.146 tỷ đồng để giúp cải thiện cơ sở hạ tầng du lịch tại các trung tâm du lịch trọng điểm với 358 dự án tại 58 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Ngành công nghiệp du lịch cũng đã thu hút được 190 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đăng ký là 46 tỷ đôla mỹ ở 29 tỉnh, thành phố.Việt Nam đã miễn thị thực cho công dân của Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước Bắc Âu. Cấp thị thực đã được đa dạng, ví dụ, thị thực được cấp cho khách du lịch tại Đại sứ quán Việt ở nước ngoài, và tại cửa khẩu quốc tế cho những người ở tại Việt Nam với tối đa là 15 ngày.” Cơ sở hạ tầng là một trong những yếu tố quan trọng cho sự phát triển của ngành công nghiệp du lịch trong thời gian gần đây, ngày nay ngành công nghiệp du lịch đã chú trọng nhiều tổ chức các địa điểm du lịch, các khu nghĩ dưỡng, các chuyến du lịch đường biển, đường sông, bên cạnh đó, còn tổ chức nhiều chuyến du lịch mới như leo núi, lặn biển, tham quan hang động và đi du lịch xuyên Việt Nam bằng xe máy, xe hơi và xe đạp. trong những năm gần đây, Việt Nam đã thu hút hàng ngàn khách du lịch quốc tế đi du lịch bằng đường biển, Cùng với các khuyến khích và giải quyết các khó khăn, ngành du lịch và các địa phương đã tổ chức nhiều sự kiện du lịch thành công như Hạ Long, Nghệ An và Quảng Nam cùng với các lễ hội trong cả nước.Các chương trình này đã góp phần rất lớn để quảng bá hình ảnh của du lịch Việt Nam với thế giới. Ngoài ra, các nước cộng hòa xã hội của Việt Nam có tiềm năng lớn cho phát triển du lịch và nó là phong phú về tài sản du lịch tự nhiên và văn hóa, một vài kế hoạch tổng thể phát triển du lịch của Việt Nam đã được thành lập bởi các tổ chức du lịch thế giới phối hợp với một số kế hoạch phát triển Liên Hợp Quốc. Chính phủ đã công nhận tầm quan trọng của phát triển du lịch bằng cách đánh dấu nó là một ngành công nghiệp ưu tiên phát triển quốc gia.Điều này đã tham gia chuẩn bị một kế hoạch tổng thể mới tập trung vào các yêu cầu cơ sở hạ tầng, giáo dục, và tiếp thị du lịch. Việt Nam có lợi thế nhất định như là một điểm đến du lịch quốc tế thông qua vị trí địa lý của trung ương ở Đông Nam Á và khả năng của mình để phục vụ cho du lịch quanh năm, Một trong những khái niệm du lịch mới được đề xuất là "đi du lich Việt Nam bằng tàu hỏa". Điều này sẽ rãi rắc du lịch trên nhiều vùng của đất nước với tác động môi trường tối thiểu và chi phí cơ sở hạ tầng thấp, phát triển du lịch đang được tập trung trong khoảng bốn vùng kinh tế, khu vực phía Bắc Việt Nam là được phát triển như bàn đạp cho các chuyến tham quan Vịnh Hạ Long, với phong cảnh nổi tiếng, cùng với các bãi biển của nó, Phần khu vực phía nam là khu trung tâm vì thế nó có tiềm năng lớn hơn với du lịch sinh thái, có tài nguyên thiên nhiên phong phú của khu nghỉ mát ven biển phát triển thiên và các hoạt động dựa trên tính chất hệ quả trong các môi trường trên cạn và biển, Việc bảo vệ môi trường được xác định là một trong những nơi quan trọng trong khu vực này, ví dụ như cần phải ngăn chặn nạn phá rừng, sự ô nhiễm của sông Hương (chảy qua Huế) và sông Hàn (chảy qua thành phố Đà Nẵng), và sự ô nhiễm của không khí, nước và bờ biển. Đặc biệt là miền Nam Việt Nam sẽ thúc đẩy du lịch sinh thái dựa trên các nút trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh, xuất hiện của nó là chính phủ Việt Nam cam kết phát triển du lịch dọc theo các nguyên tắc bền vững. Tuy nhiên, việc đạt được sự phát triển này sẽ rất khó khăn các nhu cầu cấp thiết đối với Việt Nam để kiếm ngoại hối và do nguồn lực hạn chế của mình và kiến thức, các vấn đề về tính bền vững do đó về chính trị của chính phủ và khả năng để tìm hiểu ngành du lịch từ các nước khác trong khu vực, trong đó có phát triển bền vững các loại ngành du lịch Những bất lợi còn mắc phải của ngành du lịch việt nam Mặt dù đạt được sự phát triển trên nhưng ngành du lịch việt nam vẫn có những khó khăn, vẫn còn bị hạn chế cả chủ quan lẫn khách quan, nên phát triển chưa ổn định hiệu quả chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của đất nước a/ Cơ sở không đồng bộ và chất lượng sản phẩm con thấp Cho đến nay ta vẫn chưa có những cơ sở vui chơi giải trí tầm cỡ gắn với danh lam thắng cảnh như ở nhiều nước trên thế giới và khu vực, số lượng vốn cần huy động vào lĩnh vực này rất lớn trong khi đó năng lực huy động vốn còn bị hạn chế, bên cạnh đó, nguồn vốn còn bị hạn hẹp, mà hiện tượng đầu tư tràn lan chưa tập trung vào trọng điểm, cơ sở hạ tầng, phương tiện giao thông còn kém nên việc vận chuyển khách còn tốn rất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến thời gian nghỉ ngơi, tham quan…không phù hợp với tâm lý yêu cầu của khách Sản phẩm du lịch việt nam chưa đa dạng, chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng tốt yêu cầu của du khách, chưa khai thác hết được cảnh quan môi trường và giá trị độc đáo văn hóa dân tộc, bõ lở nhiều cơ hội thuận lợi khai thác nguồn du khách từ nước ngoài b/ Công tác hợp tác quốc tế và quảng bá tiếp thị còn bộc lộ nhiều hạn chế Ngành du lịch việt nam chưa chủ động trong việc hợp tác quốc tế, việc tham gia vào thị trường còn tự phát chưa mang tầm cỡ quốc gia, chưa nắm bắt được xu thế vận động của từng loại thị trường Công tác quảng bá về thị trường du lịch vẫn chưa được quan tâm và công tác quản lý thị trường còn nhiều bất cập, một số cơ chế, chính sách như cổ phần hóa, quản lý liên ngành ban hành còn chậm nghiên cứu, khi đã có chính sách thì lại chậm triển khai, như việc làm thủ tục để chuyển nhà khách, nhà nghĩ sang kinh doanh, các quy chế quản lý karaoke, vũ trường, massage, xông hơi, các tệ nạn ăn xin, trộm cắp, bán hàng rong ở các nơi du lịch, nhiều hiện tượng không phù hợp với yêu cầu văn minh vẫn tồn tại. Đó là hậu quả của sự thiếu đồng bộ trong việc phối hợp hành động giữa du lịch và các ngành nội vụ, văn hóa thông tin và chính quyền các cấp, tình trạng lộn xộn trong hoạt động quản lý du lich, kinh doanh lữ hành, khách sạn vẫn chưa được chấm dứt. Đối với công tác quy hoạch du lịch cụ thể và chi tiết ở một số địa phương, do khối lượng việc nhiều mà số lượng đội ngủ nhân viên thiếu và yếu, kinh phí lại ít, thời gian lại gấp, nên việc triển khai chậm, ngay việc quỹ đất đai để thực hiện quy hoạch du lịch ở một số địa phương cũng đang gặp khó khăn, việc phối hợp giữa các ngành có liên quan tới phát triển du lịch giữa các ngành với các lãnh thổ chưa làm được thường xuyên, thiếu đồng bộ. Do vậy, chưa tập hợp nhiều nguồn lực cùng hướng về một mục tiêu phát triển du lịch cả về số lượng lẫn chất lượng. c/ Còn nhiều vấn đề về chất lượng lao động trong ngành du lịch Đội ngũ cán bộ có sự trưởng thành về số lượng, nhưng cơ cấu quản lý chưa hợp lý và chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ làm công tác quản lý lữ hành, khách sạn, lễ tân …vừa thiếu lại vừa yếu, số lao động có trình độ nghiệp vu, ngoại ngữ yếu chiếm tỷ trọng khá lớn, sự hiểu biết về pháp luật, sự thiếu hụt nhiều kiến thức khác đã hạn chế sự giao tiếp và chất lượng phục vụ khách, điều này sẽ gây cản trở việc giao tiếp với khách vì vậy nhu cầu đào tạo rất lớn và cấp bách. Công tác nghiên cứu khoa học, xây dựng cơ chế chính sách, ứng dụng triển khai các nhu cầu cấp bách còn bất cập, lực lượng khoa học kỹ thuật còn yếu, cơ sở cung cấp dịch vụ còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển Việc đổi mới nội dung đào tạo cán bộ du lịch theo chuẩn quốc tế là một yêu rất cần thiết nhưng nội dung chương trình và điều kiện vật chất chưa được đáp ứng, do vậy, một lúc phải giải quyết cả về số lượng lẫn chất lượng đội ngũ cán bộ, kết hợp với việc tiếp tục sắp xếp bộ máy quản lý du lịch thật sự khoa học. Đó cũng là một trong những biện pháp hữu hiệu để thúc đẩy nhanh quá trình phát triển du lịch ở nước ta Các biện pháp để phát triển ngành du lịch viêt nam trong thiên niên kỷ mới Để phát triển ngành du lịch việt nam cần có những chiến lược như sau: Định hướng, mở rộng thị trường và phát triển du lịch, tăng cường xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch, đẩy mạnh đầu tư phát triển nguồn nhân lực và nghiên cứu ứng dụng khoa công nghệ, hội nhâp, hợp tác quốc tế Ban hành chính sách đầu tư, tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế, từng bước hoàn thiện hệ thống về pháp luật về du lịch, xem xét ưu tiên các dự án xây dựng khu vui chơi giải trí tại các trung tâm du lịch nhằm tăng tính hấp dẫn của hoạt động du lịch, chỉnh trang nâng cấp thành phố, các đô thị, các địa bàn, các cửa khẩu quốc tế đường bộ, đường biển… Triển khai các bước xây dựng đề án khôi phục, phát triển làng nghề và các quy định liên quan đến tiêu thụ sản phẩm thủ công mỹ nghệ, may mặc, giày da. Đây là một vấn đề quan trọng vì nó tạo thêm các điểm tham quan du lịch, góp phần tạo việc làm, thực hiện chiến dịch xuất khẩu tại chỗ và xóa đói giảm nghèo Ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, đặc biệt chú ý đến việc nâng cao năng lực vận chuyển khách của hàng không khi đất nước trở thành điểm đến ưa chuộng của khách quốc tế, cần thúc đẩy tiến độ nâng cấp, mở rộng các sân bay quốc tế, tăng cường máy bay, mở thêm các tuyến bay mới tới các thành phố lớn trên thế giới, giảm vé máy bay cho phù hợp với mặt bằng giá vé quốc tế và khu vực đồng thời chú ý và nâng cấp xây dựng mới hệ thống sân bay nội địa, tăng tầng xuất và chất lượng của chuyến bay nhằm đáp ứng nhu cầu đến việt nam và đi lại tham quan du lịch ở các vùng trong nước. Tăng cường sử dụng các công nghệ thông tin hiện đại, khai thác hiệu quả internet vì nó phục vụ cho công tác tuyên truyền quảng bá và khuyến khích ứng dụng thương mại điện tử trong toàn ngành để thúc đẩy kinh doanh du lịch. Bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trường tự nhiên, tăng cường công tác quản lý môi trường ở các trọng điểm du lịch, phòng chống tệ nạn xã hội xâm nhập vào hoạt động du lịch, chú trọng xử lý nước thải, chất thải ở các khách sạn, các điểm du lịch, khu du lịch, các điểm tham quan du lịch, đặc biệt các nhà vệ sinh công cộng Xây dựng sản phẩm du lịch độc đáo mang sắc thái riêng của việt nam, đa dạng hóa và nâng cao chất sản phẩm du lịch việt nam sao cho phù hợp với đặc điểm và nhu cầu thị trường khách quốc tế và nội địa, từng bước đưa sản phẩm của du lịch việt nam ngang tầm với mặt bằng của sản phẩm du lịch của khu vực và thế giới Kết luận Ngày nay du lịch đã trở thành nhu cầu phổ biến của mọi người dân ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển, du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ở nhiều nước, Việt Nam là một đất nước giàu tiềm năng về du lịch, không chỉ về tài nguyên thiên nhiên mà còn về văn hóa, cùng với xu thế phát triển chung của thế giới cũng như trong điều kiện đổi mới của đất nước, du lịch Việt Nam ngày càng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Thông qua hoạt động du lịch, tiềm năng du lịch ngày càng biến thành sản phẩm du lịch theo hướng phong phú đa dạng mang đậm nét độc đáo của du lịch Việt Nam, đưa du lịch Việt Nam trở thành nền kinh tế mũi nhọn nhằm góp phần tích cực thực hiện mục tiêu kinh tế và xã hội của đất nước. Tuy nhiên, để phát huy những tiềm năng về du lịch của đất nước thì phải biết tận dụng được những cơ hội phát triển và biết vượt qua mọi thách thức trong những năm tới, đặc biệt nhất là phải cam kết thực hiện những mục tiêu đặt ra, một cách đồng bộ và nhất quán giữa các cơ quan quản lý và kinh doanh du lịch, giữa nhà nước và nhân dân.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về tổng quan về ngành du lịch Việt Nam, các nhóm ngành, trường đào tạo, thách thức và cơ hội trong ngành du lịch.

Ngành du lịch đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Là một quốc gia giàu di sản văn hóa, cảnh quan thiên nhiên đa dạng và ẩm thực độc đáo, Việt Nam đã thu hút một lượng lớn du khách trong và ngoài nước. Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam, năm 2019, Việt Nam đón 18 triệu lượt khách quốc tế, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm trước. Tổng doanh thu từ du lịch đạt 720.000 tỷ đồng, tương đương 32 tỷ đô la Mỹ, chiếm 9,2% GDP quốc gia.

Việt Nam được biết đến là một điểm đến du lịch hấp dẫn với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Hạ Long, Sapa, Phú Quốc, Đà Nẵng và thành phố cổ Hội An. Ngoài ra, Việt Nam còn có nhiều di sản văn hóa được UNESCO công nhận như Huế, Hội An, Mỹ Sơn và Phong Nha - Kẻ Bàng. Với sự phát triển của ngành du lịch, nhiều khu du lịch mới đã được xây dựng và mở rộng, mang lại nhiều lựa chọn cho du khách khi đến Việt Nam.

Ngành du lịch Việt Nam bao gồm nhiều nhóm ngành khác nhau:

Nhóm ngành du lịch giải trí bao gồm các hoạt động du lịch nhằm mục đích nghỉ ngơi, thư giãn và giải trí. Đây là nhóm ngành phổ biến nhất và có nhiều lựa chọn cho du khách khi đến Việt Nam. Các hoạt động du lịch giải trí bao gồm:

Nhóm ngành du lịch văn hóa gắn liền với việc khám phá lịch sử, văn hóa, kiến trúc và tôn giáo của một đất nước. Việt Nam có nhiều điểm đến thu hút du khách bởi những giá trị văn hóa đặc biệt. Các hoạt động du lịch văn hóa bao gồm: