Thuế nhà thầu trong trường hợp xuất nhập khẩu tại chỗ
Thuế nhà thầu trong trường hợp xuất nhập khẩu tại chỗ
Căn cứ theo Điều 9 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 có quy định về người nộp thuế như sau:
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hóa theo quy định của Luật hải quan, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Trường hợp được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế phải nộp thì được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa nhưng phải nộp tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế kể từ ngày được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa đến ngày nộp thuế.
Thời hạn bảo lãnh tối đa là 30 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.
Trường hợp đã được tổ chức tín dụng bảo lãnh nhưng hết thời hạn bảo lãnh mà người nộp thuế chưa nộp thuế và tiền chậm nộp thì tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm nộp đủ thuế và tiền chậm nộp thay cho người nộp thuế.
- Người nộp thuế được áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định của Luật hải quan được thực hiện nộp thuế cho các tờ khai hải quan đã thông quan hoặc giải phóng hàng hóa trong tháng chậm nhất vào ngày thứ mười của tháng kế tiếp.
Quá thời hạn này mà người nộp thuế chưa nộp thuế thì phải nộp đủ số tiền nợ thuế và tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế.
Bên cạnh đó tại Điều 4 Nghị định 134/2016/NĐ-CP cũng có hướng dẫn về thời hạn nộp thuế xuất nhập khẩu như sau:
- Thời hạn nộp thuế quy định tại Điều 9 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập 2016 khẩu áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
- Bảo lãnh tiền thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện theo một trong hai hình thức: Bảo lãnh riêng hoặc bảo lãnh chung.
+ Bảo lãnh riêng là việc tổ chức tín dụng hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng cam kết bảo lãnh thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp số tiền thuế cho một tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
+ Bảo lãnh chung là việc tổ chức tín dụng hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng cam kết bảo lãnh thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp số tiền thuế cho hai tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trở lên tại một hoặc nhiều Chi cục Hải quan.
Bảo lãnh chung được trừ lùi, khôi phục tương ứng với số tiền thuế đã nộp;
+ Trường hợp tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh riêng hoặc bảo lãnh chung nhưng hết thời hạn bảo lãnh đối với từng tờ khai mà người nộp thuế chưa nộp thuế và tiền chậm nộp (nếu có), tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh có trách nhiệm nộp đủ tiền thuế, tiền chậm nộp thay người nộp thuế vào ngân sách nhà nước trên cơ sở thông tin trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc thông báo của cơ quan hải quan;
+ Nội dung thư bảo lãnh, việc nộp thư bảo lãnh và kiểm tra, theo dõi, xử lý thư bảo lãnh thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
- Trường hợp sử dụng hình thức đặt cọc tiền thuế nhập khẩu đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất trong thời hạn tạm nhập, tái xuất (bao gồm cả thời gian gia hạn), người nộp thuế phải nộp một khoản tiền tương đương số tiền thuế nhập khẩu của hàng hóa tạm nhập vào tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan tại Kho bạc nhà nước.
Việc hoàn trả tiền đặt cọc thực hiện như quy định về hoàn trả tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
- Đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, quá thời hạn lưu giữ, doanh nghiệp chưa tái xuất hàng hóa ra khỏi Việt Nam thì cơ quan hải quan chuyển số tiền đặt cọc từ tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan vào ngân sách nhà nước;
Đối với trường hợp bảo lãnh thì tổ chức tín dụng có trách nhiệm nộp số tiền tương ứng với số tiền thuế nhập khẩu vào ngân sách nhà nước trên cơ sở thông tin trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc thông báo của cơ quan hải quan.
Nói đến xuất nhập khẩu chúng ta thường hay liên tưởng đến hoạt động đưa hàng hóa ra/ vào lãnh thổ Việt Nam, tuy nhiên vậy chưa đúng hoàn toàn. Bởi xuất nhập khẩu còn bao gồm cả hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ, hàng hóa làm thủ tục thông quan nhưng chỉ di chuyển trong lãnh thổ Việt Nam
Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ và ưu nhược điểm của hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ,...
Theo đó, thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ là trường hợp hàng hóa được sản xuất phục vụ cho một thương nhân nước ngoài, nhưng hàng hóa sẽ được giao hàng tại Việt Nam cho một đơn vị theo chỉ định của thương nhân nước ngoài, thông thường là tại khu phi thuế quan.
Đối với hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ, Doanh nghiệp xuất khẩu bao gồm doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Xuất nhập khẩu tại chỗ trong tiếng Anh là On-spot export and import là việc nhà xuất khẩu ở Việt Nam bán hàng cho thương nhân nước ngoài, và được nhà nhập khẩu chỉ định giao hàng cho một đơn vị khác trên lãnh thổ Việt Nam.
Như vậy, xuất khẩu tại chỗ cần 3 yếu tố:
1. Bán hàng (xuất khẩu) cho thương nhân nước ngoài
2. Địa điểm giao hàng tại Việt Nam
3. Thông tin người nhận hàng do người mua hàng nước ngoài cung cấp
Khi hội tụ đầy đủ 3 yếu tố trên thì hoạt động xuất nhập khẩu đó được coi là xuất nhập khẩu tại chỗ.
Một số quy định về xuất nhập khẩu tại chỗ doanh nghiệp cần lưu ý như
"- Sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công.
- Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan.
- Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam." (Nội dung này căn cứ theo khoản 1 Điều 35 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ)
Ví dụ về xuất khẩu/ nhập khẩu tại chỗ
Lấy ví dụ một cách dễ hiểu như: Công ty A (Việt Nam) làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ và Công ty B (Việt Nam) nhận hàng từ công ty A và làm thủ tục nhập khẩu như bình thường và vận chuyển hàng về khu công nghiệp, khu chế xuất.
Khi làm thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ, doanh nghiệp cần xác định chính xác mã loại hình để lên tờ khai hải quan.
Các mã loại hình trong xuất nhập khẩu tại chỗ thường là mã:
Mã loại hình A42: chuyển tiêu thụ nội địa khác.
Mã loại hình E23: Nhập nguyên liệu gia công từ hợp đồng khác chuyển sang.
Mã loại hình E41: Nhập sản phẩm thuê gia công ở nước ngoài.
Mã loại hình E21: Nhập nguyên liệu để gia công cho thương nhân nước ngoài.
Để hiểu rõ về thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ, cần phân ra công việc của nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu & cơ quan hải quan
+ Bước 1: Người kê khai sẽ điền đầy đủ thông tin được yêu cầu trên tờ khai hàng hoá xuất khẩu và khai vận chuyển kết hợp, mã địa điểm của Chi cục Hải quan làm thủ tục hải quan nhập khẩu phải ghi rõ và chính xác vào ô “Điểm đích cho vận chuyển bảo thuế”.
+ Bước 2: Người xuất khẩu sẽ thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng hóa theo quy định hoặc hướng dẫn của cơ quan.
+ Bước 3: Sau khi hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan thì tiến hành giao kiện hàng đến cho người nhập khẩu.
+ Bước 1: Người nhập khẩu phải khai thông tin trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu, lưu ý cần ghi rõ số tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại chỗ tương ứng tại ô “Phần ghi chú” trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu. Ở bước này bạn phải tiến hành thực hiện nghiêm túc theo đúng thời hạn quy định.
+ Bước 2: Thực hiện thủ tục nhập khẩu hàng hóa chính xác, đúng thời hạn theo quy định.